Giải mã chứng ốm nghén khiến bà bầu nôn đến 50 lần/ngày mà Công nương Kate Middleton mắc phải

Thủy Linh,
Chia sẻ

Trong cả 3 lần mang thai, Công nương Kate Middleton đều gặp phải hội chứng ốm nghén nghiêm trọng.

Công nương Kate Middleton của Vương quốc Anh đang mang bầu đứa con thứ ba của cô cùng Hoàng tử William. Đó là tin vui với gia đình Hoàng gia và những người yêu mến họ. Tuy nhiên, Công nương Kate đang phải trải qua thời kỳ mang bầu khó khăn do một hội chứng ốm nghén nặng hiếm gặp có tên khoa học là hyperemesis gravidarum – một hội chứng cô cũng từng gặp phải trong hai lần mang bầu Hoàng tử George và Công chúa Charlotte trước đó. Hội chứng hyperemesis gravidarum thậm chí khiến Công nương không thể đưa Hoàng tử George đến trường trong ngày đầu tiên cậu bé nhập học ở ngôi trường mới.

Giải mã chứng ốm nghén khiến bà bầu nôn ói đến 50 lần/ngày mà Công nương Kate Middleton mắc phải - Ảnh 1.

Công nương Kate lần đầu xuất hiện sau thông báo mang bầu lần 3 với vẻ mặt xanh xao, mệt mỏi.

Vậy hyperemesis gravidarum là gì?

Đa số phụ nữ mang bầu thường bị nôn nghén trong thời gian đầu của thai kỳ do sự giải phóng của hormone HCG trong nhau thai. Đó là hiện tượng nghén hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm cho thai nhi và thường chấm dứt sau tuần thai thứ 12-14.

Tuy nhiên, cũng có số ít phụ nữ gặp phải hội chứng hyperemesis gravidarum như trường hợp của Công nương Kate.

Hyperemesis gravidarum có thể hiểu là một hiện tượng ốm nghén ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, khiến người mẹ buồn nôn và nôn rất nhiều, thậm chí có thể tới 50 lần trong ngày. Tình trạng buồn nôn và nôn nghiêm trọng như vậy có thể gây ra các biến chứng như mất nước do mất cân bằng lượng muối trong có thể và sút cân nhanh chóng tương đương 5% trọng lượng so với trước khi mang bầu.

Xác suất phụ nữ mang bầu gặp phải hội chứng này chưa tới 1%. Tuy nhiên, tương tự như trường hợp của Công nương Kate, nếu người mẹ gặp phải hội chứng này trong lần mang bầu trước đó, thì khả năng gặp lại trong lần mang bầu tiếp theo lên tới 15%.

Hyperemesis gravidarum khiến người mẹ có cảm giác đặc biệt khó chịu, mệt mỏi và khó có thể ăn uống được; trong một vài trường hợp, hyperemesis gravidarum có thể tồi tệ đến mức người mẹ thậm chí không thể xuống giường.

Giải mã chứng ốm nghén khiến bà bầu nôn ói đến 50 lần/ngày mà Công nương Kate Middleton mắc phải - Ảnh 2.

Hyperemesis gravidarum có thể khiến người mẹ nôn tới 50 lần trong ngày (Ảnh minh họa).

Trong khi ốm nghén thông thường thường chấm dứt ở tuần thai thứ 14, hyperemesis gravidarum bắt đầu từ tuần thai thứ 4-7 và chỉ kết thúc sau tuần 20. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang bầu phải chịu đựng hội chứng này trong suốt thai kỳ. Hyperemesis gravidarum có thể gây nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi, nhưng trong hầu hết trường hợp, hội chứng này chỉ khiến người mẹ có cảm giác mệt mỏi và ngủ nhiều.

Hiện tại cũng chưa có bằng chứng khoa học chứng minh ảnh hưởng của hyperemesis gravidarum tới sức khỏe sau này của đứa trẻ. Trái lại, theo trường Đại học Sản-Phụ khoa Hoàng gia Anh, phụ nữ mang bầu gặp phải hội chứng này thậm chí có nguy cơ xảy thai khá thấp.

Dấu hiệu của hyperemesis gravidarum

Với ốm nghén thông thường sẽ thường chấm dứt sau 12-14 tuần, người mẹ có thể chỉ có cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, hyperemesis gravidarum thường xuyên khiến người mẹ nôn mửa nghiêm trọng sau cảm giác buồn nôn gần như trong suốt thai kỳ.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khác của hyperemesis gravidarum là:

- Chán ăn.

- Giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể so với thời gian trước khi mang bầu.

- Đi tiểu ít hơn.

- Mất nước.

- Ngất xỉu.

- Mệt mỏi.

- Huyết áp thấp.

- Nhịp tim nhanh.

Trong trường hợp nôn mửa nghiêm trọng sau tuần thai thứ 12 kèm theo cơn sốt và cảm giác đau, người mẹ có thể bị tức bụng, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về tuyến giáp.

Giải mã chứng ốm nghén khiến bà bầu nôn ói đến 50 lần/ngày mà Công nương Kate Middleton mắc phải - Ảnh 3.

Nguyên nhân chủ yếu của hyperemesis gravidarum được cho là do sự gia tăng hormone (Ảnh minh họa)..

Các biến chứng của hyperemesis gravidarum

Rất hiếm khi hyperemesis gravidarum dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Mối lo ngại duy nhất là người mẹ có thể bị mất nước trầm trọng, khiến lượng nước ối bị giảm, gây ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi.

Mất nước và thiếu vận động cũng làm gia tăng nguy cơ nghẽn mạch máu ở người mẹ. Khi đó, mang một đôi “tất y khoa” sẽ giúp người mẹ cải thiện tình trạng này.

Người mẹ sút cân quá nhiều trong khi mang bầu có thể làm giảm cân nặng của đứa trẻ khi chào đời.

Tình trạng nôn mửa nghiêm trọng của người mẹ có thể gây ra các hiện tượng xấu với thể chất của người mẹ như vỡ mạch máu mắt hoặc rách thực quản. Người mẹ cần được chữa trị ngay lập tức nếu gặp phải biến chứng này.

Cách điều trị hyperemesis gravidarum

Các biện pháp can thiệp và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn hội chứng hyperemesis gravidarum trở nên trầm trọng hơn và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đối với người mẹ.

Giải mã chứng ốm nghén khiến bà bầu nôn ói đến 50 lần/ngày mà Công nương Kate Middleton mắc phải - Ảnh 4.

Hyperemesis gravidarum có thể được điều trị để giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ (Ảnh minh họa).

Trong giai đoạn đầu, các biện pháp tự nhiên thường được khuyến khích hơn cả do thuốc điều trị có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Các bữa ăn nhạt được cho là có tác dụng giúp kìm hãm sự gia tăng của các triệu chứng. Gừng dạng tươi, viên uống hoặc bánh quy đã được chứng minh trong một vài nghiên cứu quy mô nhỏ có tác dụng cải thiện cảm giác buồn nôn ở phụ nữ bị hyperemesis gravidarum. Phương pháp bấm huyệt, đặc biệt là vị trí huyện Nei-Guan cũng được đánh giá là khá hiệu quả trọng việc giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa.

Người mẹ cũng có thể dùng các loại thuốc điều trị ốm nghén trong danh mục thuốc an toàn đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người mẹ có thể nôn mửa nghiêm trọng tới mức ngay cả thuốc cũng không thể giữ được trong cơ thể. Khi đó, người mẹ bắt buộc phải nhập viện để được điều trị.

Nguồn: parent/eveningstandard

Chia sẻ