Giải đáp tất tật những thắc mắc quanh chuyện ăn uống của trẻ sơ sinh
Chỉ riêng việc cho trẻ sơ sinh ăn sữa thôi cũng đã có quá nhiều vấn đề khiến bố mẹ phải lo lắng và đau đầu.
Những đứa bé sơ sinh khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn hoàn toàn vì những trận khóc hay hờn dỗi vô lý mà chẳng thể biết rõ nguyên nhân vì trẻ không thể nói. Rất nhiều nỗi lo lắng và những thắc mắc không ngừng nảy sinh thông qua các tình huống thực tế mà bố mẹ gặp phải trong quá trình chăm sóc con, đặc biệt là khi cho con ăn.
Dưới đây là 5 thắc mắc các bậc phụ huynh đề cập đến nhiều nhất xoay quanh vấn đề ăn uống của trẻ nhỏ và giải đáp của các chuyên gia:
Nếu một đứa trẻ mới sinh tự ngủ qua đêm thì có nên đánh thức trẻ dậy ăn hay không?
2 tuần đầu tiên là quãng thời gian mà một đứa trẻ lấy lại đúng cân nặng như lúc vừa sinh. Vì vậy, trong thời gian này, trẻ sơ sinh cần phải được đánh thức để ăn, mỗi cữ ăn cách nhau từ 2-3 tiếng. Sau khoảng thời gian đó trẻ có thể ăn theo nhu cầu. Nói chung, bữa ăn của trẻ không cách nhau quá 4 tiếng. Nếu con bạn sinh non hoặc có bệnh thì hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nhi khoa về khoảng thời gian giữa các cữ ăn của trẻ.
Trẻ hay có thói quen ngủ gật khi ti nên nhiều mẹ thật sự không biết trẻ đã bú đủ lượng sữa chưa (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để biết được trẻ có ăn đủ sữa mẹ hoặc sữa bột?
Trẻ sơ sinh có thể mất đến 10% cân nặng khi sinh trong những ngày đầu tiên (khoảng 2 tuần sau sinh). Các chuyên gia lý giải bố mẹ có thể căn cứ vào hai dấu hiệu sau để xác định con no hay chưa. Thứ nhất, sau 2 tuần tuổi, trẻ bắt đầu tăng cân đều đặn; thứ hai, bé làm ướt sũng 4-6 bỉm mỗi ngày.
Nếu cho con bú bình, trẻ có bị nhầm lẫn và ngừng bú sữa mẹ trực tiếp?
Nên đợi cho đến khi trẻ bú sữa mẹ trực tiếp đã thuần thục (thường khoảng 4 tuần tuổi) thì mẹ mới nên tập cho trẻ thói quen bú bình. Bú bình thì trẻ sẽ ngay lập tức nhận được sữa còn bú mẹ trực tiếp, bé phải mút một vài phút thì sữa mới bắt đầu chảy ra. Do đó, để giảm sự nhầm lẫn, mẹ nên tạo thói quen trước khi cho con bú, kích thích trẻ bằng cách chà xát núm vú trước mũi và miệng của bé.
Có rất nhiều trẻ thích bú bình vì dễ hút sữa và ti giả dài và có điểm bám hơn (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để biết trẻ đói?
Khóc thường là dấu hiệu cuối cùng cho thấy trẻ đói, vì vậy mẹ cần phải tìm hiểu thêm nhiều tín hiệu khác để có thể thoải mái cho trẻ ăn mà không bị quấy rầy bằng những tiếng khóc hay sự hờn dỗi ở bé. Một số dấu hiệu đói sớm là: chạm vào môi, bú lưỡi, tay, hoặc ngón tay, rúc vào ngực của người chăm sóc như y tá, mẹ, bà…
Mút tay là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ đói (Ảnh minh họa).
Phân trẻ có màu xanh, điều này có bình thường không?
Những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh thường đi phân su. Nó được tạo thành từ những gì bé hấp thụ trong tử cung nên phân thường có màu đen và nâu. Khi bé bắt đầu ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, thì trẻ lại chuyển sang một quá trình tiêu hóa khác. Những đứa trẻ bú sữa mẹ sẽ có phân màu vàng với những đốm giống mù tạt. Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa, nên bé có thể đi nhiều lần một ngày. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức có thể đi phân màu nâu, vàng hoặc thậm chí là màu xanh lá cây và sẽ đi ít lần mỗi ngày so với những đứa trẻ bú sữa mẹ.
Sự thật là quan điểm trong việc nuôi dạy con sẽ tiến bộ và thay đổi mỗi ngày. Cứ cứng nhắc áp dụng những quy tắc đã được đưa ra sẽ khiến đôi lúc bố mẹ biến trẻ thành cái máy và có nhiều điều không phù hợp. Vì quy chuẩn ăn uống cho trẻ chỉ mang tính tương đối và nhu cầu thức ăn của mỗi bé không giống nhau nên bố mẹ hãy căn cứ vào nhu cầu ăn uống thật sự của con để đáp ứng trẻ, điều này sẽ giúp cho bố mẹ dễ kiểm soát hơn.
Nguồn: Tổng hợp