"Em bé ống nghiệm" đầu tiên trên thế giới: Từng là ca sinh nở được chờ đợi hơn 2000 năm, tuổi 40 chọn cuộc sống giản dị bên chồng con

Imacho,
Chia sẻ

Sự ra đời của "em bé ống nghiệm" Louise Brown mang rất nhiều ý nghĩa, một trong số đó là sự tồn tại của cô đã mở ra cánh cửa hy vọng cho tất cả các cặp vợ chồng hiếm muộn trên khắp thế giới.

Ngày 25/7 vừa qua đánh dấu tuổi 40 của Louise Brown, "em bé" đầu tiên được sinh ra trong ống nghiệm. Sự ra đời của chị cách đây 4 thập kỷ cũng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

Em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới: Từng là ca sinh nở được chờ đợi hơn 2000 năm, tuổi 40 chọn cuộc sống giản dị bên chồng con - Ảnh 1.

Trò chuyện với tờ Independent, Louise kể mẹ cô là bà Lesley từng bị trầm cảm trong suốt thời gian dài vì không thể có con. Suốt 9 năm, vợ chồng bà đã tìm đủ mọi cách nhưng mãi vẫn không thể thụ thai vì bị tắc nghẽn ống dẫn trứng.

Trùng hợp vào thời điểm ấy, nhà khoa học Robert Edwards cùng các cộng sự của ông đang nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh trứng ngoài tử cung (IVF) và kêu gọi nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tham gia chương trình thử nghiệm. Biết đây là cơ hội hiếm có, vợ chồng bà Lesley quyết định thử vận may vào tháng 11/1977. Các nhà nghiên cứu tiến hành tạo ra phôi từ trứng và tinh trùng của 2 vợ chồng, sau đó cấy vào tử cung của bà Lesley.

Trước đó, ông Robert đã thành công thụ tinh nhân tạo cho 282 phụ nữ và chỉ có đúng 5 ca mang thai song không đứa bé nào có thể chào đời. Xác suất nhỏ bé này khiến phương pháp thụ tinh nhân tạo của ông gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới y khoa lúc bấy giờ.

Ngày 25/7/1978, truyền thông trên khắp thế giới đồng loạt đổ về thị trấn nhỏ Oldham phía tây nam nước Anh để chứng kiến giây phút trọng đại, cùng nhau đếm ngược chào đón "ca sinh nở được chờ đợi nhất trong 2000 năm". Không phụ sự kỳ vọng của mọi người, bé Louise khỏe mạnh chào đời với cân nặng 2,6kg.

Em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới: Từng là ca sinh nở được chờ đợi hơn 2000 năm, tuổi 40 chọn cuộc sống giản dị bên chồng con - Ảnh 2.

Báo chí thời bấy giờ thi nhau đưa tin về sự chào đời kỳ diệu của "em bé ống nghiệm" đầu tiên trên thế giới.

Đội ngũ nhân viên y tế túc trực 24/7 bên giường của bà Lesley, ghi lại trọn vẹn cả quá trình lâm bồn của bà và chào đời của "em bé ống nghiệm" đầu tiên trên thế giới. Dù sau đó có nhận về khá nhiều chỉ trích vì công khai quá mức nhưng vợ chồng bà Lesley vẫn không quá quan tâm bởi cả hai lúc nào cũng biết ơn những nhà khoa học đã giúp họ hoàn thành ước nguyện được làm cha, làm mẹ.

Em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới: Từng là ca sinh nở được chờ đợi hơn 2000 năm, tuổi 40 chọn cuộc sống giản dị bên chồng con - Ảnh 3.

Năm 1982, bà Lesley một lần nữa mang thai nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo, sinh ra em gái của Louise và đặt tên là Natalie. Đây là "em bé ống nghiệm" thứ 40 trên thế giới. Sau này, Natalie trở thành người đầu tiên trên thế giới được thụ tinh trong ống nghiệm và chào đời bằng phương pháp sinh tự nhiên vào năm 1999.

Sự ra đời của Louise đã mở ra cánh cửa hy vọng cho tất cả các cặp vợ chồng hiếm muộn thời bấy giờ. Người ta khẳng định ngày 25/7/1978 là "một ngày vinh quang đối với những phụ nữ bị vô sinh như bà Brown". Bản thân "em bé ống nghiệm" cũng tự hào vì sự tồn tại của mình và cảm kích trước nỗ lực cũng như sự hy sinh cao cả của mẹ mình. Theo thống kê của Hiệp hội sinh sản châu Âu, tính đến tháng 7/2018, sau Louise, đã có hơn 8 triệu ca sinh nở bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trên khắp thế giới.

Ông Robert sau đó cũng nhận Louise làm cháu nuôi và đề nghị thêm chữ Joy vào tên lót của cô với ý nghĩa sự ra đời của cô đã mang đến nhiều niềm vui cho tất cả mọi người. Cả hai đến nay vẫn thường xuyên giữ liên lạc với nhau.

Em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới: Từng là ca sinh nở được chờ đợi hơn 2000 năm, tuổi 40 chọn cuộc sống giản dị bên chồng con - Ảnh 4.

Louise chọn cuộc sống kín tiếng, sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Cô kết hôn với chồng vào năm 2004 và sinh con trai 2 năm sau đó. Thỉnh thoảng đi trên phố, Louise vẫn được mọi người nhận ra và chạy đến nói lời cảm ơn. Chính điều này đã khiến cô vô cùng xúc động và cảm thấy sự tồn tại của bản thân là có ích, mang đến nguồn cảm hứng cho rất nhiều người.

Em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới: Từng là ca sinh nở được chờ đợi hơn 2000 năm, tuổi 40 chọn cuộc sống giản dị bên chồng con - Ảnh 5.

(Nguồn: Independent)

Chia sẻ