Đồng Tháp: Số ca mắc tay chân miệng tăng 17 lần

N.M (t/h),
Chia sẻ

Toàn tỉnh hiện có 256 ca mắc tay chân miệng, tăng 242 ca so với cùng kỳ năm 2022. Ba địa phương có số ca mắc cao nhất là TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và huyện Thanh Bình.

Đồng Tháp: Số ca mắc tay chân miệng tăng 17 lần - Ảnh 1.

Không chỉ những bệnh về hô hấp, bệnh tay chân miệng đang trở thành mối lo tại Đồng Tháp. Tính đến giữa tháng 3/2023, số ca mắc tay chân miệng ở đây đã gấp 17 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; không cho trẻ đưa tay vào miệng, ngậm đồ chơi…

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, trẻ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Đồng Tháp: Số ca mắc tay chân miệng tăng 17 lần - Ảnh 2.

Hình ảnh trẻ mắc Tay chân miệng. Ảnh minh họa

3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng:

- Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Chia sẻ