Đôi điều cần biết để giữ tuyến giáp khỏe mạnh

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Bệnh tuyến giáp là bệnh thường không có đặc trưng rõ ràng, thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác nên việc phát hiện kịp thời để điều trị thường không dễ dàng.

Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ nhưng có thể tác động lớn đến sức khỏe tổng thể. Tuyến này liên tục sản xuất hormone ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hiện nay các bệnh liên quan đến tuyến giáp ngày càng phổ biến. Đây là bệnh thường không có đặc trưng rõ ràng, thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác nên việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất khó. Điều quan trọng là nhận ra các triệu chứng của bệnh và chữa trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi tuyến giáp chậm sản xuất hormone, hoặc sản xuất quá mức, những triệu chứng của tình trạng này sẽ khó nhận biết. 

Đôi điều cần biết để giữ tuyến giáp khỏe mạnh 1
Bệnh tuyến giáp dễ bị nhầm lẫn, khó phát hiện. Ảnh minh họa

Bệnh tuyến giáp không dễ phát hiện

Chị Lan (Trúc Bạch – Ba Đình) có con gái Ngọc Linh 15 tuổi đang trong độ tuổi dậy thì. Đột nhiên trong một thời gian dài, chị Lan thấy con có biểu hiện chán ăn, người gầy rộc đi trông thấy cho dù cháu không có cảm giác đau ở đâu. Khi người nhà nhìn và có cảm giác cổ cháu hơi, chị Lan đã nhanh chóng cho con đi khám. Qua khám và làm các xét nghiệm bác sĩ nói là cháu bị bướu tuyến giáp. 

Theo bác sĩ Lê Phương Huệ thuộc bệnh viện Thanh Nhàn, tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.

Trường hợp của cháu Linh là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhất nhiều. tuyến giáp to lên hoặc nổi u nổi cục, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu gì của bệnh cường hay suy tuyến giáp. Tuy nhiên, khi bước lành tuyến giáp cứ ngày một lớn lên rồi chèn ép các cơ quan chung quanh làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ, khó thở, khó nuốt, hay ho. Nếu dùng thuốc không kết quả, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất chất thyroxine.. Tuy nhiên cần phải theo dõi thường xuyên bệnhvà nên đi xét nghiệm lượng T4 và TSH để có định hướng điều trị.

Còn  bác Ngọc Lam làm nghề kinh doanh (phố Lê Hoàn- thành phố Thanh Hóa) tâm sự do công việc kinh doanh vất vả nên thời gian gần đây bác cảm thấy rất mệt mỏi, da khô, tay nhiều lúc run, các khớp cơ tay đau, ăn ít nhưng người vẫn có tăng cân nhẹ. Bác cho rằng đấy là dấu hiệu gần đến  tuổi già sức khỏe yếu đi là chuyện bình thường. Nhưng càng ngày thì người càng cảm thấy mệt, sức khỏe yếu dần đi thì con trai bác mới đưa đi khám. Sau khi khám bác sĩ cho biết bác bị viêm tuyến giáp. Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp có thể là vi khuẩn, vius, thuốc hoặc do miễn dịch… Bệnh có thể gây suy giáp, cường giáp hoặc cả hai.

Bác sĩ Huệ cho biết thêm, bệnh viêm tuyến giáp nếu không được điều trị rất điểm các triệu chứng sẽ nặng dần và tuyến giáp to lên kèm theo bệnh nhân hay quên, trí nhớ giảm sút, hoạt động chậm chạp và gây ra các biến chứng như bướu cổ, bệnh tim mạch… Đồng thời bệnh nhân nên các xét nghiệm sinh hóa tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Những bệnh nhân viêm tuyến giáp khi khám phụ thuộc vào tình hình bệnh nhân đã có suy giáp hay chưa. Nếu bệnh nhân không bị thiếu hụt hormone giáp thì bệnh nhân không cần điều trị gì nhưng cần tái khám định kỳ để phát triển sớm và điều trị kịp thời suy giáp. 

Với những bệnh nhân có thiếu hụt hormone (có suy giáp) sẽ được điều trị thay thế bằng hormone giáp tổng hợp, thuốc có cấu trúc và tác dụng giống hệt hormone tự nhiên do tuyến giáp sản xuất ra. Thường sau một thời gian điều trị bệnh nhân sẽ thấy đỡ mệt nhưng để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng mất thời gian khoảng mấy tháng bệnh nhân mới thấy bệnh bình phục.

Đôi điều cần biết để giữ tuyến giáp khỏe mạnh 2
Bổ sung i-ốt trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh minh họa

I-ốt rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh tuyến giáp

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp rất rộng, ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, tim và nhiều hơn nữa. Nó có thể khó để chẩn đoán chính xác ngay lập tức.

Nguy cơ bệnh tuyến giáp tăng lên cùng với tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp rất khó để phát hiện ở những người trên 60 tuổi vì nó thường bị lầm tưởng là một căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, trầm cảm hoặc mất trí nhớ.

Theo nghiêm cứu của bệnh viện Bạch Mai, bướu nhân tuyến giáp là một trong những bệnh lý khá thường gặp, khám lâm sàng có thể phát hiện bướu nhân tuyến giáp ở khoảng 4-7% dân số (phụ nữ nhiều gấp 5 lần nam giới), lứa tuổi được phát hiện nhiều là 36-55. Tỷ lệ phát hiện được bằng siêu âm lớn hơn rất nhiều, dao động từ 19-67% tùy nhóm nghiên cứu, và tăng lên người già, ước tính xấp xỉ 50% số người trên 60 tuổi có bướu nhân tuyến giáp tuy nhiên chỉ có khoảng 1/20 số này là ác tính. Tại Mỹ, ung thư tuyến giáp chiếm 1% các loại ung thư và 0,5% tổng số tử vong do ung thư.

Chình vì thế để phòng bệnh này tốt nhất bổ sung i-ốt là chất rất cần thiết cho sức khỏe của tuyến giáp và sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà chỉ hấp thu qua đường thức ăn. Không có đủ i-ốt, cơ thể  sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn tự miễn, trong đó có suy giảm chức năng tuyến giáp. Vì vậy, việc bổ sung i-ốt hợp lý đối với người lớn từ 100 – 150mcrogam qua đường thức ăn kể cả dùng muối i-ốt cũng phải thế vì nó là chất có vai trò quan trọng trong điều trị hầu hết các rối loạn ở tuyến giáp bao gồm nhược giáp, cường giáp, bướu giáp và ung thư tuyến giáp. Đồng thời bệnh nhân tránh những căng thẳng về tinh thần và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ theo dõi bệnh. 
Chia sẻ