Điều cha mẹ cần làm ngay khi phát hiện con bị trầm cảm

Vũ Tùng,
Chia sẻ

Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự tử hoặc tự gây thương tích cho bản thân. Vì vậy người thân, cha mẹ nên hiểu rõ và nhận biết các dấu hiệu trầm cảm cần can thiệp.

Một số dấu hiệu có thể cho thấy bị trầm cảm đang có ý định tự tử như: Thay đổi tâm trạng hoặc tính cách thường xuyên, nói về cái chết, sử dụng chất kích thích nhiều hơn bình thường, cho đi tài sản quý giá, nói về việc muốn có một lối thoát, đẩy mọi người ra xa…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần 300 triệu người lớn và trẻ em đang chung sống với bệnh trầm cảm. Trong cuộc sống hiện đại, rất khó để né tránh hoặc hạn chế giao tiếp với người trầm cảm. Việc đối mặt, trò chuyện, sinh hoạt với người trầm cảm làm sao để họ không tăng thêm cảm giác chán nản, suy sụp cần có sự khéo léo.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong tiếp cận và chăm sóc con bị trầm cảm.

Bắt đầu cuộc trò chuyện

Bắt đầu trò chuyện với con để biết rằng cha mẹ luôn ở bên cạnh con. Cuộc trò chuyện nên bắt đầu bằng cách chia sẻ mối quan tâm của cha mẹ và đặt một câu hỏi cụ thể. Ví dụ như: Có vẻ như con đã gặp khó khăn trong thời gian gần đây. Có điều gì đang xảy ra mà muốn nói với cha/mẹ không?…

Con bị trầm cảm muốn được nghe về những gì đang cảm thấy thay vì muốn nghe lời khuyên từ cha mẹ. Do vậy, đừng biến câu chuyện thành buổi giáo huấn, điều này dễ gây áp lực lên con.

Hỗ trợ trong điều trị

Bị trầm cảm đôi khi không biết đang phải đối mặt với chứng trầm cảm hoặc con không chắc chắn về căn bệnh của mình. Cha mẹ nên khéo léo chỉ cho con biết liệu pháp nào hữu ích, và tìm kiếm một bác sĩ tư vấn có kinh nghiệm. Tiếp đến, giúp con liệt kê những điều cần hỏi bác sĩ và những điều con muốn đề cập trong buổi gặp đầu tiên.

Trong quá trình trị liệu, con có thể thường rơi vào trạng thái chán nản, không muốn ra khỏi nhà và bỏ qua lịch trị liệu với bác sĩ. Cha mẹ nên quan tâm khuyến khích họ tiếp tục điều trị bằng cách cho biết buổi điều trị tuần trước của con thực sự có hiệu quả không và hôm nay con sẽ cảm thấy tốt hơn nếu tiếp tục đến gặp bác sĩ như đã hẹn.

Đối với thuốc cũng vậy, nếu con muốn ngừng dùng thuốc vì các tác dụng phụ khó chịu, nên khuyến khích con nói chuyện với bác sĩ tâm lý về việc chuyển sang một loại thuốc chống trầm cảm khác thay vì ngưng thuốc đột ngột.

Kiên nhẫn

Trầm cảm thường được cải thiện khi điều trị, nhưng đây là một quá trình chậm và phải thử qua nhiều phương pháp cũng như nhiều loại thuốc khau nhau. Điều trị thành công không đồng nghĩa với kết luận trầm cảm biến mất hoàn toàn, trầm cảm còn tiếp tục có các triệu chứng theo thời gian. Do vậy đừng đặt nặng tâm lý chờ đợi một vài tuần nữa sẽ khỏi bệnh để tránh thất vọng cho cả hai.

Luôn bên cạnh

Ngay cả khi không thể dành nhiều thời gian cho con vì bận đi làm thì cha mẹ nên thường xuyên gọi điện thoại, nhắn tin để con không rơi vào cảm giác bị bỏ rơi. Lúc này con thường thu mình và tránh tiếp xúc với mọi người. Vì vậy cha mẹ và người thân nên làm nhiều việc hơn để duy trì năng lượng tích cực cho con.

Trầm cảm xảy ra không phải lỗi của ai, do vậy dù con có giận dữ bực tức với cha mẹ, cũng đừng nên nói rằng, “cha mẹ không đáng bị như thế này”. Việc đổ lỗi sẽ góp phần làm cảm xúc của con tiêu cực hơn.

Cố gắng sửa chữa

Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng cần được điều trị chuyên nghiệp, để hiểu chính xác cảm giác trầm cảm nếu chưa từng trải qua là việc rất khó khăn. Cha mẹ nên khuyến khích sự tích cực bằng cách nhắc con về những điểm tích cực con có. Người xung quanh nên hạn chế sửa chữa, điều chỉnh qua các câu hỏi như “hãy làm như thế này, hãy thôi buồn bã đi”.

Chăm sóc bản thân

Điều cuối cùng cũng là điều quan trọng khi chăm sóc, trò chuyện với con đó là phải biết chăm sóc bản thân. Khi cha mẹ quan tâm đến con đang sống chung với căn bệnh trầm cảm, cha mẹ sẽ dễ dàng bỏ rơi chính mình. Dành nhiều thời gian cho người thân bị trầm cảm đôi khi gây tổn hại đến tinh thần, vì thế cha mẹ nên biết giới hạn với những cảm xúc khó khăn và đảm bảo dành thời gian để nạp năng lượng.

Theo UNICEF

Chia sẻ