Diệp trong "Hương vị tình thân" sốc đến mức muốn tự tử, tất cả vì cách dạy con "ảo tưởng" từ mẹ: Nhiều phụ huynh cũng đang mắc phải!

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Thương con mấy cũng cần có chừng mực, đừng nhét vào đầu con những suy nghĩ thiếu thực tế để con khỏi phải hụt hẫng, thậm chí tuyệt vọng như Diệp trong "Hương vị tình thân".

Khác với nhiều phim truyền hình gần đây xoay quanh đề tài tình cảm đô thị, Hương vị tình thân là bộ phim về gia đình hút khán giả. Ngoài việc khắc họa câu chuyện của một gia đình lao động nghèo, nhiều tình tiết trong phim cũng là lời cảnh tỉnh cho cách nuôi dạy con của các phụ huynh.

Diệp (Tuyết thủ vai) trong Hương vị tình thân là cô gái đơn giản, nông cạn, ngoại hình khiêm tốn. Học xong mãi vẫn không có việc làm, cô chỉ loanh quanh ở nhà ôm điện thoại lên mạng. Cô chỉnh sửa ảnh mình trở nên đẹp lung linh rồi gửi cho các chàng trai, cuối cùng cũng "chốt" được một anh đẹp trai mới đi du học về.

Diệp trong "Hương vị tình thân" sốc đến mức muốn tự tử, tất cả vì cách dạy con "ảo tưởng" từ mẹ: Nhiều phụ huynh cũng đang mắc phải - Ảnh 1.

Diệp (Tuyết thủ vai) trong Hương vị tình thân là cô gái đơn giản, nông cạn, ngoại hình khiêm tốn.

Trong tập mới đây của Hương vị tình thân, Diệp háo hức chuẩn bị kĩ càng cho lần đầu tiên gặp mặt bạn trai qua mạng. Thế nhưng, cô không ngờ mình lại bị bạn trai chê bai, lăng nhục về ngoại hình. Cùng với những người xung quanh chê cô xấu như Happy Polla, Diệp đã vô cùng xấu hổ, tủi nhục. Cô hoảng loạn chạy về nhà.

Điều đáng nói, người mẹ của cô thường xuyên khen con mình là đẹp nhất. Diệp vẫn luôn sống trong ảo tưởng đó và đến khi vỡ mộng, cô đã bị một cú sốc quá lớn. Diệp nhốt mình trong phòng, gào khóc thất thanh muốn tự tử khi nhận ra sự ảo tưởng của bản thân bấy lâu nay.

Diệp trong "Hương vị tình thân" sốc đến mức muốn tự tử, tất cả vì cách dạy con "ảo tưởng" từ mẹ: Nhiều phụ huynh cũng đang mắc phải - Ảnh 2.

Người mẹ của cô thường xuyên khen con mình là đẹp nhất.

Trong cuộc sống vẫn có những câu chuyện bi hài từ việc "con hát mẹ khen hay" như vậy. Vì quá yêu con mà nhiều người khen thái quá khiến con bị ảo tưởng về hình thức, trí tuệ của mình.

Trong mắt các bà mẹ, không có đứa con nào xấu cả, nhưng...

Bạn còn nhớ câu chuyện "Quạ tìm con" không? Có một chị Quạ bị lạc mất con, dáo dác kiếm tìm. Chị bay vào khu rừng, gặp ai cũng hỏi: "Cô có thấy con tôi đâu không?" "Bác có thấy con tôi đâu không?"; "Chú có thấy…".

Các thú rừng rất quan tâm đến chị: "Con của chị trông như thế nào?". "Con của tôi đẹp lắm, đó là con chim đẹp nhất trong tất cả các loài chim". Cuối cùng, nhờ bác Cú giúp đỡ, chị Quạ đã tìm được con: "Ôi đứa con xinh đẹp của tôi đây rồi". Nhiều con thú ngạc nhiên, vì sao quạ con xấu xí quá, quạ mẹ lại khen đẹp? Thì bởi, trong mắt các bà mẹ, không có đứa con nào là xấu cả, đơn giản vậy thôi.

Cũng có một câu chuyện khác được một người kể lại. Một buổi chiều cuối tuần, người này theo lời hẹn trước đến thăm vị giáo sư người Bắc Âu. Vừa bước vào cửa đã thấy cô con gái 5 tuổi của giáo sư chạy ra lễ phép chào hỏi. Cô bé có mái tóc vàng kim óng ánh, đôi mắt màu xanh lam tròn xoe. Người khách chào giáo sư và quay ra xoa đầu em: "Bé xinh quá!".

Cô quay sang giáo sư và nói: "Con gái thầy đáng yêu quá ạ" nhưng bất chợt sắc mặt của giáo sư thay đổi. Giáo sư đợi cô bé đi khỏi rồi nói: "Trò hãy xin lỗi con bé vì vừa rồi trò làm nó tổn thương". Người khách ngạc nhiên nhìn thầy chăm chú và hỏi: "Thưa thầy, con chỉ mới khen chứ đâu có làm tổn thương cô bé?". 

Diệp trong "Hương vị tình thân" sốc đến mức muốn tự tử, tất cả vì cách dạy con "ảo tưởng" từ mẹ: Nhiều phụ huynh cũng đang mắc phải - Ảnh 3.

Khi khen ngợi con trẻ, nên khen ngợi sự nỗ lực cố gắng chứ không nên khen sự thông minh hay xinh đẹp của chúng. (Ảnh minh họa)

Với giọng nói trầm trầm và cái lắc đầu kiên quyết, giáo sư tiếp tục: "Trò khen con bé xinh. Nhưng xinh hay xấu không do chúng quyết định mà là ở gen di truyền. Nó có thể rất vui vì điều đó, và bởi chưa biết cách phân biệt nên nó nghĩ đó là ưu điểm của mình. Thầy không muốn sau này con bé lại coi thường những đứa trẻ không xinh bằng nó. Điều này dễ làm con bé mắc lỗi. Nhưng con bé đã cố gắng cho trò biết nó ngoan ngoãn như thế nào. Con bé sẽ buồn vì trò không nhận ra điều đó".

Với tâm thái bình tĩnh, vị giáo sư tiếp tục: "Kỳ thực trò có thể khen sự lịch sự của con bé, bởi đó là nỗ lực của chính bản thân nó. Vì vậy…", giáo sư nhún vai: "… trò hãy xin lỗi con bé vì lời khen ban nãy của mình"

Nghe những phân tích của giáo sư, người này cảm thấy vô cùng thuyết phục nên chỉ còn cách xin lỗi và khen ngợi nụ cười cũng như sự lịch sự của cô bé. Khi khen con trẻ, nên khen sự nỗ lực cố gắng chứ không nên khen sự thông minh hay xinh đẹp của chúng. Đó chính là cách giáo dục của người Bắc Âu. 

"Ảo tưởng" về sắc đẹp của con thì cha mẹ nào cũng có. Thế nhưng, cha mẹ cần phải hiểu khen con đúng sẽ khác với việc gieo vào đầu con những điều thiếu thực tế.

Diệp trong "Hương vị tình thân" sốc đến mức muốn tự tử, tất cả vì cách dạy con "ảo tưởng" từ mẹ: Nhiều phụ huynh cũng đang mắc phải - Ảnh 4.

Khen con đúng sẽ khác với việc gieo vào đầu con những điều thiếu thực tế. (Ảnh minh họa)

Có những nguyên tắc khen con bố mẹ cần nhớ:

* Không nên khen:

+ Không khen phẩm chất của con, nên khen bản chất sự việc

+ Không khen khái quát, nên khen hành vi cụ thể

+ Không khen thông minh, nên khen ngợi nỗ lực

* Nên khen:

+ Khen ngợi ý chí

+ Khen ngợi nỗ lực

+ Khen ngợi thái độ

+ Khen ngợi chi tiết nhỏ

+ Khen ngợi sự sáng tạo

+ Khen ngợi tinh thần hợp tác

+ Khen ngợi khả năng lãnh đạo

+ Khen ngợi dũng cảm

+ Khen ngợi sự khiêm tốn

+ Khen ngợi sự lựa chọn

+ Khen ngợi tính cẩn thận

Chúng ta cũng vậy, khi được khen ngợi chúng ta sẽ cảm thấy mình thật giỏi giang, sẽ thấy thật đắc ý. Tuy nhiên, lâu dần cảm giác ấy sẽ tạo ra áp lực, thậm chí khiến chúng ta không dám làm gì vì sợ bị mọi người đánh giá mình khác đi.

Trẻ nhỏ nếu thường xuyên được khen ngợi quá mức cũng sẽ cảm thấy áp lực; nếu không làm tốt sẽ thấy bản thân không xứng đáng với những lời khen ngợi tán thưởng đó.

Chia sẻ