Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn

Huyền Nguyễn,
Chia sẻ

Khu vực bếp nấu, cầu thang, tivi và đồ nội thất hoàn toàn có thể gây ra tai nạn trẻ em nếu cha mẹ không lưu ý bảo vệ con.

Làm cha mẹ đồng nghĩa với việc bạn luôn phải thận trọng và cố gắng kiểm soát mọi rủi ro có thể xảy ra với con mình.

Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ, có 5 nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ từ 0 đến 4 tuổi (đây là khoảng thời gian mà các biện pháp khóa/chặn trẻ mang lại hiệu quả cao nhất), bao gồm: Ngạt thở, đuối nước, tai nạn do phương tiện có động cơ, Bỏng và Ngộ độc. Nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương do tai nạn trẻ em cùng độ tuổi trên là: Ngã, đâm vào một vật thể, côn trùng đốt, nuốt vật thể lạ và các vết cắt.

Lưu ý quan trọng là một đứa trẻ không thể được bảo vệ khỏi tất cả những hiểm họa trên chỉ nhờ thực hiện chức năng khóa/chặn trẻ. Vì vậy, vấn đề cơ bản là xác định những vật dụng mà bạn thực sự cần ngăn trẻ chạm đến và việc đó phải được thực hiện ngay từ đầu.

1. Phòng tắm

Nguy hiểm tiềm ẩn: Đuối nước.

Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn - Ảnh 1.

Cách xử lý: Phần lớn những người sắp làm cha mẹ đều lắp đặt sẵn hàng rào bảo vệ xung quanh bể bơi gia đình. Nhưng nhiều cha mẹ lại chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ trẻ khỏi bị đuối nước ngay trong chính phòng tắm. Từ bồn rửa tay, bồn tắm tới bồn cầu, phòng tắm có rất nhiều vị trí chứa nước. Ngay cả một lượng nước nhỏ cũng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Cha mẹ có thể ngăn ngừa nguy cơ đó tại chỗ thông qua khóa nắp bồn cầu, khóa cửa phòng tắm và sử dụng dụng cụ che tay nắm cửa.

2. Bếp nấu

Nguy hiểm tiềm ẩn: Bỏng.

Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn - Ảnh 2.

Cách xử lý: Trẻ trong độ tuổi chập chững biết đi yêu thích rất nhiều thứ và do đó, bếp nấu trở thành thứ đặc biệt cuốn hút trẻ: với nút bấm, ngọn lửa và đồ ăn. Lựa chọn rõ ràng nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ cầm/chạm vào nồi chảo và bị bỏng là không bao giờ để trẻ lại gần bếp mà không có sự giám sát của người lớn. Thật may là có rất nhiều sản phẩm bếp nấu có dụng cụ che nút bấm hoặc ngăn những bàn tay bé nhỏ nắm lấy tay cầm chảo trong lúc chờ đợi món ăn hoàn thành.

3. Tủ bên dưới bồn rửa

Nguy hiểm tiềm ẩn: Ngộ độc.

Cách xử lý: Lắp khóa cho mọi ngăn kéo của tủ bếp sẽ rất bất tiện vì đây là nơi phải mở ra đóng vào thường xuyên. Nhưng đây lại là việc cần làm. Đặc biệt ngăn tủ đựng dụng cụ vệ sinh và các loại dung dịch tẩy rửa cần khóa thật kỹ.

Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn - Ảnh 3.

Cần lưu ý rằng không riêng gì ngăn kéo bếp mà bất cứ ngăn tủ nào có chứa các loại hóa chất, dung dịch lau chùi, tẩy rửa… cũng cần khóa kỹ. Cha mẹ cũng nên mở rộng định nghĩa "hóa chất" của mình. Dầu gội đầu, dung dịch chăm sóc vết thương và các loại mỹ phẩm đều được xếp vào danh mục này.

4. Cầu thang

Nguy hiểm tiềm ẩn: Trượt ngã.

Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn - Ảnh 4.

Cách xử lý: Khi áp dụng biện pháp khóa/chặn trẻ ở cầu thang, có 2 chỉ dẫn đặc biệt quan trọng cần lưu tâm. Thứ nhất, không sử dụng các loại cửa chặn phụ thuộc vào việc ép, nén và ma sát. Thay vào đó, hãy chọn loại cửa được gắn chắc vào tường. Thứ hai, lắp đặt cửa tại cả 2 vị trí đầu và cuối cầu thang.

5. Đồ nội thất và tivi

Nguy hiểm tiềm ẩn: Va đập vào các vật thể hoặc bị đồ nội thất đè lên người.

Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn - Ảnh 5.

Cách xử lý: Việc gắn chặt đồ nội thất vào vị trí đặt, để cũng như treo tivi lên cao vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng đó lại là việc quan trọng và thường bị bỏ qua trong vấn đề bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ tai nạn trong nhà. Cha mẹ không nghĩ rằng một đứa trẻ có thể kéo ngăn tủ hoặc giá sách đến mức những thứ này đổ ập vào người trẻ. Những số liệu thống kê cho thấy, hàng năm, có khoảng 33.000 ca cấp cứu do tivi và đồ nội thất lật nghiêng.

Ngoài ra, còn có một số chỉ dẫn quan trọng mà cha mẹ cần ghi nhớ. Đặt tivi ở xa tầm với của trẻ, lắp thật chắc vào tường. Với mỗi đồ nội thất được gắn cố định vào vị trí đặt, để, sử dụng ít nhất 2 sợi dây chằng hoặc thiết bị bắt vít. Chỉ dùng loại đinh đầu to để cố định đồ nội thất.

6. Ngăn đựng dao

Nguy hiểm tiềm ẩn: Bị đứt tay.

Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn - Ảnh 6.

Cách xử lý: Biện pháp an toàn nhất là khóa chặt ngăn tủ này.

7. Dây rèm che cửa sổ

Nguy hiểm tiềm ẩn: Có thể gây chấn thương đường thở của trẻ.

Điểm danh những thứ gây ra tai nạn trẻ em mỗi ngày ngay trong nhà bạn - Ảnh 7.

Cách xử lý: Lời khuyên tốt nhất là lắp đặt rèm che cửa sổ không có dây. Bất kể chiếc dây đó được kiểm soát tốt đến mức độ nào, luôn tồn tại nguy cơ một đứa trẻ bị dây quấn quanh cổ, dù là vô tình hay do chơi đùa.

Thay đổi rèm che cửa sổ không hề đắt đỏ nếu cha mẹ chọn tự lắp đặt loại rèm che không dây. Nhưng có rất nhiều lựa chọn khác đi kèm với sự tiện lợi của công nghệ cao như tích hợp với điện thoại thông minh mà khi điều kiện cho phép, bạn có thể áp dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nguồn: Father

Chia sẻ