Điểm danh loạt sản phẩm làm đẹp hot hit là “ngôi sao” trong làng hàng giả, chị em nên hết sức cảnh giác khi mua

Rosy Cheeks,
Chia sẻ

Nhận diện được các sản phẩm làm đẹp bị làm giả đại trà, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ tiền mất tật mang.

Những món mỹ phẩm "ít tuổi, ít tên" thì hàng giả sẽ có thể không đại trà bằng những sản phẩm hot hit vốn được lòng chị em. Đó cũng là mối nguy hại cho người tiêu dùng vì nhiều người thấy mỹ phẩm nổi tiếng là muốn mua, giá càng rẻ lại càng thích, và vì thế càng có nhiều khả năng rước nhầm "đồ đểu" hơn. Mỗi khi có một đường dây sản xuất hàng giả bị phanh phui, các tín đồ lại được phen giật mình thon thót vì không biết sản phẩm mình đang dùng là fake hay auth.

Serum vitamin C Melano CC: Nhiều nơi bán giá bằng 1/10 giá gốc

Mới đây, Cục Quản lý Dược khu vực Quảng Tây (Trung Quốc) cũng vừa triệt phá cơ sở làm mỹ phẩm giả quy mô lớn tại tỉnh này. Các món mỹ phẩm giả từ bình dân đến hi-end đều không thiếu với các thương hiệu như Lancôme, SK-II, Sulwhasoo, Rohto... Đáng nói trong các sản phẩm mà cơ sở này làm ra, có cả loại serum vitamin C Melano đình đám Nhật Bản. Đây cũng là món skincare trị thâm "đỉnh" giá bình dân được chị em rỉ tai nhau dùng. Mức giá của sản phẩm thật được bán với giá từ 250k-300k, trong khi nhiều nơi bán với giá rẻ khó tin khoảng 30k-50k, bằng 1/10 so với giá hàng thật. Vậy nên, bạn đừng thấy giá rẻ mà ham vì rước phải hàng fake làm da dẻ "toang" thì còn điêu đứng hơn nhiều.

Nơi mua serum chính hãng: Rohto Việt Nam

Innisfree: Ra chợ cũng thấy

Ở cái thời Innisfree còn chưa vào Việt Nam vẫn còn ít người biết đến, các tín đồ muốn mua sản phẩm của "ông lớn" mỹ phẩm Hàn thường sẽ phải order qua các shop xách tay. Nhưng khi các sản phẩm Innisfree "nổi như cồn", hàng giả bắt đầu xuất hiện nhan nhản, đến nỗi bạn không cần đến store chính hãng hay ghé các shop mỹ phẩm lớn, mà chỉ lượn lờ ở các khu chợ nhỏ lẻ cũng vẫn thấy các tuýp sữa rửa mặt, phấn phủ innisfree được bán đại trà với giá rẻ bằng 1/2 hàng thật.

Còn nhớ năm 2017, công an tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã triệt phá đường dây mỹ phẩm giả với 23 tấn mỹ phẩm bị thu giữ, nhiều món trong số đó là hàng nhái của Innisfree. Nạn nhân của các vụ bán mỹ phẩm fake là khoảng 1,3 triệu khách mua hàng online. Và chuyện các đối tượng buôn hàng Việt Nam nhập mỹ phẩm nhái từ đại lục không phải là không có cơ sở. Mức giá mỹ phẩm Innisfree cũng đa dạng khó lường, nếu không phải là một tín đồ sành sỏi trong việc phân biệt thật giả, bạn tốt nhất là nên đến cửa hàng chính hãng để shopping.

Nơi mua hàng chính hãng: innisfree Việt Nam

Anessa: Hàng giả nhiều không đếm xuể

Kem chống nắng Anessa đình đám thế nào hẳn ai cũng biết nên hàng giả nhan nhản cũng là điều đương nhiên. Nhưng nếu shopping với tâm lý thích giá siêu rẻ và không cân nhắc nơi mua hàng uy tín, khả năng bạn rước Anessa giả về là rất cao. Năm 2019, cảnh sát tỉnh Quảng Châu cũng đã triệt phá cơ sở chuyên sản xuất kem chống nắng giả với độ nhái tinh vi, có thể qua mắt người tiêu dùng dễ dàng. Theo đó, cảnh sát đã thu giữ hơn 7.000 thành phẩm, 4.800 chai rỗng và một số nguyên vật liệu liên quan đến việc cho ra đời kem chống nắng Anessa nhái. Giá kem chống nắng Anessa giả chỉ vài chục ngàn, trong khi hàng thật đều có giá từ 500k trở lên.

Nơi mua kem chống nắng Anessa uy tín: Anessa Việt Nam

Mặt nạ đất set Kiehl's Rare Earth Deep Pore Cleansing Masque

Là "chân ái" với nhiều chị em nhờ công dụng se khít lỗ chân lông, làm da sạch sâu, thông thoáng nhưng Kiehl's Rare Earth Deep Pore Cleansing Masque cũng là đối tượng để các cơ sở sản xuất hàng giả làm theo nhiệt tình. Những hội nhóm skincare đều không ít lần chỉ ra các điểm khác biệt để có thể nhận diện được hàng fake. Theo đó, đường kẻ dưới chân chữ "Deep Pore Cleansing Masque" của mặt nạ fake sẽ không đều, đường kẻ bị lệch, dính sát vào chữ,  hai chữ "skin" và "leaving" trong thành phần dính sát nhau. Ngoài ra, một số dấu hiệu nhận biết khác được kể ra còn có vỏ hộp nhựa không cứng cáp, màu nhợt, nét chữ mảnh hơn, chất kem bên trong lợn cợn, thơm nồng, trong khi đó, hũ mặt nạ auth sẽ có chất mịn mướt.

Nguồn: Hin Pháp

Nơi mua mặt nạ đất sét chính hãng: Kiehl's Việt Nam

The Ordinary: "Nữ hoàng" của làng làm mỹ phẩm nhái

The Ordinary xịn sò không cần hỏi nhưng nhiều người vẫn "rén" khi tìm mua, lý do là bởi hàng fake nhiều vô số kể, có khi còn nhiều hơn cả hàng chính hãng nên chị em nếu không đề phòng thì không ổn. Thiết kế của The Ordinary vốn đơn giản, dễ bắt chước nên khó lòng phân biệt đâu là fake, đâu là auth. Nhưng trước khi chọn nơi mua uy tín, bạn cũng nên tỉnh táo không nên vớ phải các sản phẩm giá vài chục hoặc chỉ khoảng 100k, vì The Ordinary có giá rẻ thật nhưng làm gì rẻ mạt đến thế đâu?!

Mới đây, beauty blogger Trinh Meow cũng đã chỉ ra một loạt điểm khác nhau đáng kể giữa sản phẩm The Ordinary thật-giả để chị em hạn chế nhầm lẫn khi mua hàng. Cụ thể, Trinh Meow cho biết vỏ hộp của chai giả sẽ có màu trắng tinh chứ không phải kiểu trắng hơi ngà như chai thật, các thông số in trên sản phẩm giả cũng sẽ không đầy đủ và nằm ở vị trí khác hẳn. Ngoài ra, thông tin về lô sản xuất in dưới đáy hộp và cuối thân chai cũng có sự khác biệt, lượng serum trong chai giả vơi hơn, trong khi chai thật thì đầy ắp. Chỉ có một điểm phiền muộn hơn là kết cấu serum trong cả 2 chai thật giả đều giống nhau đến 95% nên cách an toàn nhất vẫn là xem xét kĩ bao bì, thân chai và chọn nơi mua đáng tin cậy.

Nguồn: Youtube Trinh Meow

Nơi mua The Ordinary uy tín: Phi Tuyet

Nước hoa Le Labo: Hàng fake "có thừa"

Không thể không nhắc đến Le Labo trong danh sách nhất là khi "em nó" có hàng loạt bản sao. Nhiều người chỉ nhìn vào giá rẻ liền vội mua mà bỏ qua một số chi tiết quan trọng như vỏ hộp, tạo cơ hội cho các đối tượng làm giả nước hoa dễ đánh lừa. Trên mạng, hội "bóc" hàng fake cũng đã chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai chai nước hoa thật giả, mà điểm dễ dàng nhận thấy là cách đóng hộp của sản phẩm fake trông rẻ tiền hơn, font chữ được in mờ nhoè, thiếu mã code, vỏ hộp Le Labo fake được bọc nilon và bên trong thiếu lớp giấy lót.

Nơi mua nước hoa Le Labo uy tín: Ellen Perfume
Chia sẻ