Dịch vụ giặt sấy hỏa tốc lên ngôi, nhiều gia đình kiếm vài triệu đến vài chục triệu một ngày nhờ tận dụng “đồ nhà”

Dương Dương,
Chia sẻ

Kiếm tiền nhanh hay chậm, ăn nhau ở tốc độ khô của quần áo, chăn màn.

Sống ở miền Bắc vào những ngày mùa xuân chưa qua, mùa hè chưa tới, với những tâm hồn mộng mơ thì là thời điểm lên đồ tận hưởng muôn hoa khoe sắc. Nhưng còn với những người cả ngày phải đi làm thì hẳn chẳng thể yêu nổi cái thời tiết ẩm ương, sáng nắng chiều mưa dầm, độ ẩm không khí lúc nào cũng 80% - 90%. 

Quần áo giặt ở nhà không thơm như ngoài tiệm

Nó không chỉ khiến con người ta muốn “quẳng gánh lo âu đi” để dính chặt với chiếc giường mà còn phải bận tâm cả đến chuyện căn nhà vương vấn mùi ẩm mốc bởi quần áo, chăn màn giặt mãi không khô.  

Đợt vừa qua nhà mình ở trên tầng 24 nên được cái nền nhà, đồ dùng khô ráo, không bị nồm. Quần áo thì nhà có 4 người, bố mẹ một ngày 2 bộ, 2 bé con ngày thay 3 - 4 bộ, mình vẫn giặt máy bình thường, trời khô ráo thì sấy 60 phút, còn ngày ẩm phải sấy 120 phút mới đạt đến độ khô. Nhưng đó chỉ là đồ mặc hằng ngày thôi, còn trang phục mùa đông, vì toàn là chất liệu nhung, bông và chăn ga dày thì giặt rồi sấy 2 lần. Có kiệt nước nhưng không khô cong, mà càng phơi lại càng ám mùi ẩm mốc”, chị Đào Hoa chia sẻ. 

Không phải lần đầu trải qua thời tiết mùa xuân ở Hà Nội, năm nay, bạn Hà Tiến cũng tích góp tiền sắm máy giặt trước khi mùa đông tới. Tuy nhiên, khi mùa mưa tới, máy giặt đã được tận dụng hết công suất mà quần áo vẫn không thể thơm. 

Dịch vụ giặt sấy hỏa tốc lên ngôi, nhiều gia đình kiếm vài triệu đến vài chục triệu một ngày nhờ tận dụng “đồ nhà” - Ảnh 1.

Không chỉ chị Hoa, Hà Tiến mà nhiều người dân sống ở Hà Nội đều gặp tình trạng như vậy. Gia đình cũng nghĩ đến trường hợp mua máy sấy nhưng kết cục không được như ý. 

Đắt khách hay không, ăn nhau ở “tốc độ” và sức bền

Bắt kịp nhu cầu này, nhiều cơ sở giặt là và nhiều người phát triển thêm dịch vụ nhận đồ, giao đồ giặt sấy hỏa tốc, tận nơi. Chị Ngọc cho biết: “Bình thường nhà mình giặt đồ với giá 35.000đ/kg, khách gọi giao nhận tận nơi thì thêm phí 30.000đ nữa, đó là chưa tính khoảng cách vận chuyển xa gần. Nói chung đợt này mọi người quan trọng đồ sẽ khô nhanh và dịch vụ tốt hơn là chi phí bỏ ra”. 

Chị Hồng Hạnh là chủ cơ sở giặt là ở Phùng Khoang, Hà Nội tiết lộ: “Nhà chị có 10 máy giặt, 8 máy sấy công nghiệp, ngày nào cũng nhận 30 đơn giặt của khách thôi là hết hơi rồi, không hơn được. Bởi vì khách nào cũng muốn sáng gửi tối nhận, có khách còn trưa mang chăn ra giặt, tối muốn nhận ngay”. 

Nếu tính giá trung bình như chia sẻ từ các cơ sở giặt là, vậy là mỗi ngày có thể kiếm được 18 triệu đồng, vị chi một tháng thu nhập vào khoảng 54 triệu đồng, trừ tiền điện nước, mỗi tháng sẽ lãi được 30 triệu đồng. 

Dịch vụ giặt sấy hỏa tốc lên ngôi, nhiều gia đình kiếm vài triệu đến vài chục triệu một ngày nhờ tận dụng “đồ nhà” - Ảnh 2.

Ngoài những cửa hàng chuyên giặt sấy thì ở chung cư có gia đình có máy giặt sấy to không dùng hết công suất cũng bắt kịp thời cơ. Nhà chị Minh có hai vợ chồng, lại sẵn loại máy giặt sấy 15kg, không dùng hết công suất. 

“Mình đăng lên nhóm của chung cư, nhận giặt và sấy cho mọi người. Thường thì một ngày, mình nhận 5 mẻ giặt sấy, mỗi lần mọi người trả 300.000đ - 400.000đ”. Nếu tính thay chị Minh, một ngày nhà chị sẽ thu được khoảng 2 triệu đồng, một tháng thu nhập 60 triệu đồng. Trừ đi tiền điện nước, công sức thì cũng dư thêm 20 triệu đồng. 

“So ra thì số tiền thu được từ công việc này tương đương với thu nhập chính của mình. Làm mệt một chút nhưng có dư dả nên mình cũng chấp nhận thôi, bởi vì chưa vướng bận con cái”, chị Minh nói.

Dịch vụ giặt sấy hỏa tốc lên ngôi, nhiều gia đình kiếm vài triệu đến vài chục triệu một ngày nhờ tận dụng “đồ nhà” - Ảnh 3.

Tuy rằng nghe về thu nhập thì việc giặt sấy hỏa tốc như thế này cũng là một nghề khá “cá kiếm” đấy. Song, như những người trong cuộc chia sẻ thì sự thật chẳng như ánh hào quang chút nào.

“Cái nghề này cần phải có nhiều sức khoẻ, nhà mình làm mệt mờ cả mắt luôn đó.

Mình đợt này chán công ty, định về giúp bố mẹ nhưng về cả ngày cứ giặt, sấy, gấp đồ, giao đồ, bở hơi tai. Nghĩ lại thôi mình cứ chăm chỉ đi làm công ăn lương thôi, không chịu được”.

Chia sẻ