Đi họp lớp cuối năm, thầy giáo đố nàng công sở ném cục giấy ăn vào thùng rác và bài học sâu sắc đằng sau hành động tưởng như vô nghĩa

Quiry,
Chia sẻ

Liệu nếu cho bạn một cục giấy ăn, bạn có thể ném nó vào thùng rác được chứ?

Đợt cuối năm dương lịch đã điểm. Nhiều người tranh thủ thời gian này về họp lớp thăm thầy cô. Diệp Anh, 23 tuổi vừa tốt nghiệp Đại học được gần 2 năm nay cũng hẹn kèo các bạn cũ cấp 3. Hôm ấy, trong bữa ăn ở một quán lẩu, có sự xuất hiện của Diệp Anh, thầy giáo cũ và 5 bạn học nữa.

Buổi họp lớp nào cũng thế, sẽ luôn có màn hỏi thăm tình hình nhau. Khi men rượu hơi ngà ngà, lòng người bắt đầu chùng xuống, Diệp Anh mới tâm sự với thầy giáo và các bạn học cũ:

"Thầy ơi năm vừa rồi em vất vả quá, công việc thì đúng chuyên ngành như cảm giác cứ cực cực sao ấy thầy ạ. Mang tiếng tốt nghiệp bằng Xuất sắc, kinh nghiệm cũng có nọ kia, còn đi thi khắp nơi, vậy mà sao em cứ thấy thua kém đồng nghiệp. Em cảm thấy dù mình có nỗ lực như thế nào đi chăng nữa, em vẫn không được công nhận bởi sếp và hơn cả là bởi chính bản thân em. Em chưa thấy hài lòng với sự thể hiện của em nhưng em cũng chẳng biết phải làm thế nào nữa. Em sợ rằng cứ cái đà này em sẽ khó có thể phát triển được một cách vượt bậc."

Đi họp lớp cuối năm, nàng công sở được thầy giáo cũ đố ném cục giấy ăn vào thùng rác và bài học sâu sắc đằng sau hành động tưởng vô nghĩa này - Ảnh 1.

Mấy người bạn học kia vừa nâng chén vừa cũng kêu than "Ôi giống tôi, chuẩn luôn tình trạng bây giờ. Mình mới chân ướt chân ráo bước vào đời mà sao thấy khó khăn quá!"

Thầy giáo nghe xong những nỗi niềm của học sinh cũ liền nghĩ ra một trò chơi. Thầy làm ướt một số tờ giấy ăn, vo viên lại cho cứng rồi đưa cho mỗi học sinh cũ một cục. Ở dưới bàn ăn có một cái thùng rác, vị trí của nó nằm xa Diệp Anh nhất và gần thầy giáo nhất. Tất nhiên nó vẫn ở vị trí đủ để mọi người nhìn thấy sự tồn tại của thùng rác. 

Thầy đố các học sinh cũ ném được cục giấy ăn thầy vừa đưa vào trúng thùng rác. Mọi người thấy lạ không hiểu sao tự dưng thầy yêu cầu làm thế nhưng vẫn hào hứng để chơi trò chơi vô thưởng vô phạt này. Thế rồi họ đồng loạt ném, có người trúng có kẻ trượt.

Lúc này, Diệp Anh mới hỏi thầy "Ơ thầy ơi sao nãy giờ thầy yêu cầu chúng em ném vào thùng rác ạ?". Thầy đáp "Rồi đây thầy sẽ giải thích cho các em!".

Và tất cả như được trở về lớp học năm nào, là những cô cậu mặc áo trắng quần âu tới trường, ngồi dưới bàn ghế nghe thầy chỉ bảo về những câu chuyện hay.

"Diệp Anh ngồi xa cái thùng rác nhất, còn Hùng ngồi gần thùng rác nhất. Diệp Anh ném trượt, Hùng ném trúng, điều đó ai cũng biết. Thầy tin rằng Diệp Anh sẽ nghĩ những người ngồi gần thùng rác vì được lợi thế về khoảng cách nên mới ném trúng thành công. Và Hùng thì sẽ chỉ tập trung vào việc cục giấy vo viên kia đã nằm trong thùng rác hay chưa.

Đi họp lớp cuối năm, nàng công sở được thầy giáo cũ đố ném cục giấy ăn vào thùng rác và bài học sâu sắc đằng sau hành động tưởng vô nghĩa này - Ảnh 3.

Đi làm cũng thế các em ạ, các em thua kém về một yếu tố nào đó so với đồng nghiệp, các em sẽ chỉ tập trung vào sự thua thiệt của bản thân. Nhưng còn những người thành công, họ chỉ tập trung vào mục tiêu, không hề đoái hoài gì đến những kẻ thua cuộc phía sau. Tại sao chúng ta phải so sánh mình với đồng nghiệp? Hãy cứ cố gắng để mỗi ngày trở thành phiên bản tuyệt vời hơn nhé.

Chưa hết đâu, nếu thầy thử đặt một tình huống ngược lại thì sao? Diệp Anh ném trúng và Hùng ném trượt? Các em dù có thua thiệt về địa vị nhưng hãy nhớ còn nhiều yếu tố quan trọng hơn xuất thân. Đó có thể là tài năng, sự khéo léo và đặc biệt không thể thiếu đi may mắn. Những điều trên hoàn toàn cố gắng đạt được, duy chỉ có may mắn thì thầy khuyên các em nên ăn ở tốt với gia đình, mọi người xung quanh. Sống tốt với đời ắt sẽ được phúc đức. 

Đi họp lớp cuối năm, nàng công sở được thầy giáo cũ đố ném cục giấy ăn vào thùng rác và bài học sâu sắc đằng sau hành động tưởng vô nghĩa này - Ảnh 4.

Mặt khác, nếu bây giờ thầy mà di chuyển cái thùng rác này ra giữa, các em nghĩ sao? Hẳn là mấy bạn phía Diệp Anh sẽ vui, nhưng cậu Hùng này sẽ bất bình cho coi! Trong môi trường công sở, những đặc quyền thường không mang giá trị vĩnh cửu. Ngày hôm nay em thua thiệt đồng nghiệp, nhưng sang đến mai chắc gì đã ai sánh được bằng em? Nhưng có một quy luật chung, rằng lợi ích của người này tăng, chắc chắn quyền lợi của kẻ khác sẽ giảm.

Nếu các em gặp may phất lên như diều gặp gió, sẽ có kẻ phải bơi thuyền ngược sóng. Họ chắc chắn nảy sinh đố kị, hãm hại và chơi đểu mình. Thế nên các em càng cần tỉnh táo trước thị phi. Và hơn hết, hãy tỏ thái độ tốt. Đừng để những tranh đấu cướp đi giá trị con người của các em.

Đi họp lớp cuối năm, nàng công sở được thầy giáo cũ đố ném cục giấy ăn vào thùng rác và bài học sâu sắc đằng sau hành động tưởng vô nghĩa này - Ảnh 5.

Cuối cùng, thầy chỉ muốn nói rằng, đừng bao giờ bị động ở chốn công sở. Nếu các em ban đầu ngồi gần thầy, chen lên ngồi đầu thì có khi đã ném trúng thùng rác. Ở đây tình huống này chỉ là vui vẻ thôi, nhưng hãy nhớ lấy để áp dụng cho sự nghiệp của mình. Hãy biết nắm bắt cơ hội để các em không bỏ qua bất cứ một thời điểm nào quý giá. Có như thế sự nghiệp của các em mới mau chóng nở hoa được."

Thầy giáo cũ nói xong, ai cũng vỗ tay rầm rầm vì thầy nói hay mà sao triết lý, thâm thuý quá. Đặc biệt là Diệp Anh, có lẽ sau câu chuyện này cô đã có thêm lòng tin vào chính bản thân mình. Cô biết mình sẽ cần phải làm gì để không còn cảm giác thua kém đồng nghiệp, không còn thấy chạnh lòng khi bản thân chưa được như ý muốn.

Còn các chị em công sở, bạn thấy sao về những điều thầy giáo nói trong câu chuyện trên?

Đi họp lớp cuối năm, nàng công sở được thầy giáo cũ đố ném cục giấy ăn vào thùng rác và bài học sâu sắc đằng sau hành động tưởng vô nghĩa này - Ảnh 6.

 

Chia sẻ