Đi họp lớp, báo 23 người tham gia, tới lúc đi ăn lại thành 52 người: Ăn xong, tôi rời nhóm lớp!

Minh Nguyệt,
Chia sẻ

Anh Lý rất mong chờ buổi họp lớp nhưng thực tế buổi họp lớp lại không diễn ra đúng như anh kỳ vọng.

Bài chia sẻ của một người đàn ông về chủ đề họp lớp được đăng tải trên nền tảng xã hội 163 (Trung Quốc)

Những năm gần đây, các buổi họp lớp trở nên rất phổ biến. Mỗi khi có dịp, các bạn học lại cùng tổ chức những buổi họp lớp. Tuy nhiên, nhiều người nhận ra rằng các buổi họp lớp ngày nay không còn đơn giản như trước nữa, thậm chí còn bị xen lẫn bởi nhiều yếu tố lợi ích hoặc thậm chí còn trở thành nơi để khoe khoang và xây dựng các mối quan hệ.

Mới đây, tôi nhận được một tin nhắn từ một bạn cũ, nội dung chủ yếu nói về việc họp lớp. Đây đáng lẽ phải là một dịp vui vẻ nhưng sau buổi họp lớp, người bạn này lại cảm thấy rất tức giận và quyết định rời khỏi nhóm lớp ngay lập tức.

Người bạn của tôi là anh Lý có chia sẻ rằng, mới đây, anh có tham gia một buổi họp lớp sau nhiều năm ra trường cùng các bạn cũ. Vì số lượng người tham gia khá đông, dự kiến khoảng 23 người, các bạn trong lớp đã thống nhất sẽ áp dụng hình thức chia đều chi phí.

Vì làm việc ở xa, nên lần này về quê, anh Lý rất vui khi có dịp tham gia buổi họp lớp sau một thời gian dài chưa gặp lại những người bạn cũ.

Trước khi đến buổi họp lớp, anh Lý đã rất mong đợi. Tuy nhiên, khi đến địa điểm họp lớp, anh Lý rất ngạc nhiên vì số người tham gia không chỉ có 23 người mà lại lên tới 52 người.

Điều khiến anh Lý tức giận là buổi họp lớp, vốn là dịp tụ họp giữa những người bạn cũ, lại bị sự xuất hiện của những người lạ làm không khí diễn ra không được tự nhiên. Các cuộc trò chuyện cũng không còn được như xưa, mọi người đều chỉ tập trung vào việc khoe khoang, so sánh với nhau. Sau khi buổi họp lớp kết thúc, anh Lý đã quyết định rời khỏi nhóm lớp.

Đi họp lớp, báo 23 người tham gia, tới lúc đi ăn lại thành 52 người: Ăn xong, tôi rời nhóm lớp!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Khi tham gia buổi họp lớp, bạn hoàn toàn có thể thể hiện bản thân mình một cách tinh tế hơn mà không cần phải phô trương, khoe khoang.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, hiện nay, dù là buổi họp lớp hay bất kỳ cuộc tụ họp nào, đều có ít nhiều người muốn chia sẻ thành tựu của bản thân. Tuy nhiên, những người bạn thông minh thì luôn biết cách "thể hiện bản thân một cách tinh tế". Vậy làm thế nào để gây ấn tượng với người khác mà không cần khoe khoang? Bạn có thể thực hiện việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng toàn diện của bản thân và tạo cho mình phong thái tự tin.

Việc học hỏi và nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng toàn diện là điều rất quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp của bản thân. Trên thực tế, việc học tập, nâng cao năng lực toàn diện không chỉ có thể thực hiện khi còn đi học, mà còn tiếp tục được trau dồi, rèn luyện trong suốt quá trình làm việc. Khi bạn có đủ kiến thức, kỹ năng vững vàng, bạn tự nhiên sẽ trở nên tự tin hơn, người khác cũng sẽ nhận thấy phong thái đó mà không cần bạn phải nhấn mạnh hay khoe khoang.

Đi họp lớp, báo 23 người tham gia, tới lúc đi ăn lại thành 52 người: Ăn xong, tôi rời nhóm lớp!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Buổi họp lớp thật sự có ý nghĩa là như thế nào?

Thực tế, nếu bạn từng tham gia các buổi họp lớp, thì sẽ thấy rằng những buổi họp lớp ngay sau khi tốt nghiệp sẽ là những buổi có đông người tham gia nhất. Những năm tiếp theo, nhiều bạn sẽ không đến tham gia buổi họp lớp nữa. Tại sao lại như vậy? Vì sau khi bước vào một môi trường mới, cuộc sống thay đổi, mỗi người đều bận rộn với công việc riêng.

Khi mới tốt nghiệp, nhiều người vẫn còn chút không quen với môi trường mới, đều háo hức chia sẻ những gì mình đã trải qua với những người bạn cũ. Trong buổi họp lớp, không có sự khoe khoang hay so sánh, mọi người chỉ đơn giản chia sẻ những câu chuyện thú vị mà mình đã gặp với bạn bè. Mục đích của buổi họp lớp này đơn giản và ý nghĩa.

Buổi họp lớp sau nhiều năm tốt nghiệp, các bạn học đến tham gia với mục đích chân thành, có sự tham dự của các thầy, cô giáo, cũng là buổi họp lớp ý nghĩa.

Đi họp lớp, báo 23 người tham gia, tới lúc đi ăn lại thành 52 người: Ăn xong, tôi rời nhóm lớp!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Trong những buổi họp lớp này, không chỉ có bạn học mà còn có cả thầy, cô giáo chủ nhiệm tham gia, chẳng hạn như các cuộc họp lớp sau 10 hoặc 20 năm tốt nghiệp. Thời điểm đó, mỗi người đều có sự nghiệp và cuộc sống riêng. Và sau nhiều năm, khi gặp lại nhau, họ sẽ cùng chia sẻ, ôn lại những kỷ niệm trong những ngày tháng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhớ về về những kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ.

Trên thực tế, dù là buổi họp lớp sau bao nhiêu năm, chỉ cần mục đích đến tham gia buổi họp lớp của mọi người là chân thành, thì buổi họp lớp đó chắc chắn sẽ trở nên ý nghĩa.

Một buổi họp lớp ý nghĩa không phải là thể hiện ai có thành tích gì mà quan trọng là tất cả mọi người đều có chung một mong muốn, đó là gặp lại những người bạn lâu ngày không gặp, không bàn công việc, thành tích, chỉ ôn lại, chia sẻ về những kỷ niệm đẹp thời tuổi trẻ.

Theo 163

Chia sẻ