Thẻ tín dụng: Lối tiêu dùng tiện lợi hiện đại mà bạn nên có, nhưng sử dụng thế nào cho đúng?

T.K,
Chia sẻ

Tất tần tật thông tin về thẻ tín dụng dưới đây sẽ cực kì hữu ích cho những ai đã, đang và muốn sử dụng loại thẻ này.

1. Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ cho phép khách hàng có thể sử dụng tiền của ngân hàng để chi tiêu trong một hạn mức tín dụng nhất định (dựa trên cơ sở thu nhập của bạn) và trả lại cho ngân hàng sau đó. Điểm khác biệt lớn nhất với các hình thức cho vay khác là bạn có thể vay không lãi suất trong một khoản thời gian nhất định (thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng).

Trong đó, hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng cho phép bạn chi tiêu trong mỗi kỳ tín dụng và có thể thay đổi tuỳ theo từng kì nếu bạn muốn tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng. 

Ví dụ thẻ tín dụng của bạn có hạn mức tín dụng 50 triệu đồng tức là bạn được vay tối đa 50 triệu từ ngân hàng qua thẻ tín dụng. Số tiền này bạn có thể tiêu một lần hoặc nhiều lần, có thể vay hết hoặc không vay hết tùy theo nhu cầu. 

Nhưng có một lưu ý là các ngân hàng thường quy định, bạn có thể dùng hết 100% hạn mức này 1 lần khi thanh toán bằng thẻ tín dụng nhưng nếu rút tiền mặt lại chỉ được tối đa 50%.

Ngoài ra còn có một loại thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng không giới hạn. Đây là hạn mức đặc biệt dành cho các loại thẻ VIP của ngân hàng dành cho những người giàu có. 

Hạn mức tín dụng gần như không giới hạn và mỗi lần cà thẻ cho phép đến 10 tỷ đồng. Đương nhiên điều kiện để làm những chiếc thẻ này cũng không hề đơn giản một chút nào. 

Đi đâu cũng nghe thấy thẻ tín dụng, nhưng bạn đã biết chính xác nó sử dụng trong mục đích nào thì hợp lý chưa? - Ảnh 1.

2. Ưu điểm của thẻ tín dụng?

Đến đây, chắc chắn sẽ có người đặt ra những câu hỏi xung quanh loại thẻ này như: Tại sao phải dùng thẻ tín dụng trong khi đã có thẻ thanh toán (thường được gọi là thẻ ATM)? Thẻ tín dụng thì có ưu điểm gì hơn so với thẻ thanh toán?,... Đương nhiên, thẻ tín dụng có những ưu điểm nhất định:

- Hình thức tiêu trước - trả sau giúp người tiêu dùng đủ tiền mua được những món hàng mà tại thời điểm đó họ không đủ khả năng.

- Không cần phải mang quá nhiều tiền mặt khi ra ngoài.

- Tính an toàn cao vì không liên kết với tài khoản ngân hàng.

- Luôn có sẵn một khoản tiền để đề phòng bất trắc.

- Người tiêu dùng nhận được rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng và các doanh nghiệp liên kết. 

Đặc biệt, ưu điểm cuối cùng này có thể xem như là lợi ích trực tiếp và thực tế nhất với người tiêu dùng bởi nó sẽ đem lại những ưu đãi cụ thể: 

Nếu bạn là người thích đi du lịch hay thường xuyên phải đi công tác, thẻ tín dụng sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm phòng chờ VIP tại sân bay, kết hợp với các hãng máy bay để được giảm giá hay được nâng cấp phòng miễn phí ở khách sạn cho bạn.

Nếu bạn có niềm đam mê bất tận với ăn uống hoặc phải tiếp khách tại các nhà hàng nhiều lần, thẻ tín dụng sẽ có các ưu đãi giảm giá tại các nhà sang trọng. 

Nếu bạn thích mua sắm, những thẻ tín dụng liên kết hoặc tích hợp với nhiều nhãn hàng bán lẻ sẽ đem đến các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như ưu đãi giảm giá, trả góp 0%,...

Nếu bạn thích xem phim, khi mua vé bằng thẻ tín dụng sẽ có giá rẻ hơn rất nhiều so với bình thường như mua 1 tặng 1, mua 2 vé tính tiền 1 vé,...

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận hàng loạt voucher hấp dẫn từ các lĩnh vực khác nhau như làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, giải trí,... khi sử dụng thẻ tín dụng.

3. Bạn cần có những điều kiện gì để sở hữu thẻ tín dụng?

Khi làm thẻ tín dụng, ngoài giấy tờ xác minh lý lịch chủ thẻ và đơn đề nghị phát hành kiêm hợp đồng sử dụng thẻ, bạn sẽ phải chứng minh mình có đủ điều kiện sở hữu thẻ tín dụng bằng nhiều loại giấy tờ khác nhau.

a. Có nguồn thu nhập ổn định hoặc có tài sản đảm bảo

Sẽ không có ngân hàng nào cho bạn vay tiền nếu họ không chắc chắn về khả năng trả nợ của bạn, nhất là với hình thức cho vay không lãi suất trong một thời gian nhất định như thẻ tín dụng. Vì vậy mà bạn cần phải chứng minh khả năng chi trả của mình bằng thu nhập hoặc tài sản đảm bảo. 

Đi đâu cũng nghe thấy thẻ tín dụng, nhưng bạn đã biết chính xác nó sử dụng trong mục đích nào thì hợp lý chưa? - Ảnh 2.

Nếu chứng minh khả năng chi trả bằng thu nhập, bạn sẽ phải cung cấp:

- Giấy tờ xác minh thu nhập bao gồm: Bản sao Hợp đồng lao động, Bản sao Quyết định bổ nhiệm chức vụ và Bản chính Giấy xác nhận chức vụ (nếu có), thu nhập và thâm niên công tác.

- Giấy xác nhận lương 3 tháng gần nhất theo mẫu của Ngân hàng mà bạn dự định mở thẻ, Xác nhận của thủ trưởng cơ quan vào Giấy đề nghị cấp thẻ.

- Bản sao thẻ bảo hiểm y tế đang trong thời hạn có hiệu lực.

Còn nếu chứng minh bằng tài sản đảm bảo (xe ô tô, bất động sản, tiền gửi ký quỹ, thẻ tín dụng của ngân hàng khác...), bạn sẽ phải cung cấp giấy tờ sở hữu tài sản có công chứng thay cho giấy tờ xác minh thu nhập và giấy xác nhận lương 3 tháng. Đó sẽ là bản sao công chứng của đăng ký xe ô tô, sổ đỏ,... tùy theo tài sản mà bạn định dùng để làm tài sản đảm bảo.

b. Khu vực sinh sống

Ngân hàng sẽ xác minh chính xác nơi ở của bạn để có thể tăng cường khả năng giám sát cá nhân khi bạn vay tiền của họ. Vì vậy mà bạn sẽ phải cung cấp giấy tờ chứng minh cư trú cho ngân hàng như: Sổ hộ khẩu/KT3/Giấy xác nhận tạm trú/Hóa đơn điện nước tùy theo điều kiện cư trú cụ thể của khách hàng.

c. Uy tín tín dụng

Khi bạn dùng thẻ tín dụng, mua trả góp hay vay vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng, tất cả các thông tin của bạn sẽ được cập nhật trên 1 hệ thống gọi là Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center - viết tắt là CIC). Và 1 trong những bước mà các ngân hàng không bao giờ bỏ qua trước khi mở thẻ tín dụng cho bạn là kiểm tra thông tin của bạn trên CIC hay còn gọi là kiểm tra uy tín tín dụng.

Đi đâu cũng nghe thấy thẻ tín dụng, nhưng bạn đã biết chính xác nó sử dụng trong mục đích nào thì hợp lý chưa? - Ảnh 3.

Nếu bạn đang có nợ xấu (khoản nợ quá hạn trả từ 90 ngày trở lên), chắc chắn sẽ không có bất kỳ một ngân hàng nào có thể chấp thuận yêu cầu làm thẻ tín dụng của bạn. 

Còn nếu bạn đang có một khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày, khả năng vay được vốn của bạn cực kỳ thấp bởi có rất ít ngân hàng chấp nhận mong muốn vay thêm của bạn. Lúc này, bạn chỉ có thể tìm đến những công ty tài chính mà thôi.

d. Tuổi

Độ tuổi tối thiểu mà các ngân hàng hay yêu cầu với khách hàng muốn mở thẻ tín dụng là từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên điều kiện này ở 1 vài ngân hàng khác là 22 tuổi. Vì vậy mà trong hồ sơ cần chuẩn bị để làm thẻ tín dụng, bạn sẽ phải cung cấp bản sao CMTND hoặc hộ chiếu.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng cho phép trẻ từ 15 - 18 tuổi được mở thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Điều kiện duy nhất lúc này với khách hàng là có CMTND hoặc căn cước công dân và quá trình làm thẻ có sự xuất hiện của người giám hộ. Đương nhiên, người giám hộ cũng phải cung cấp mọi thông tin nhân thân của mình.Thế nhưng hiện nay có rất ít ngân hàng cung cấp dịch vụ này bởi lo ngại rủi ro khi đa phần người dưới 18 vẫn còn sống dựa vào thu nhập từ gia đình.

6

4. Các loại phí phải trả khi dùng thẻ tín dụng

Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ phải trả những khoản phí nhất định:

Phí phát hành thẻ: Đây chính là chi phí mà bạn phải bỏ ra để mở 1 chiếc thẻ tín dụng. Mức phí này cũng khác nhau tùy loại thẻ và tùy ngân hàng, có thể miễn phí, có thể từ 75.00 - 500.000 đồng và cũng thẻ tín dụng cao cấp có phí phát hành lên 1 triệu đồng.

Phí thường niên: Đây là loại phí bắt buộc với mọi thẻ tín dụng. Mức phí cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ, thẻ có hạn mức cao, nhiều ưu đãi thì phí thường niên lại càng cao và ngược lại.

Phí chuyển đổi ngoại tệ: Thẻ tín dụng quốc tế sẽ giúp bạn dễ dàng rút tiền hoặc thanh toán tại bất kì quốc gia nào trên thế giới mà không cần phải đổi tiền từ ở nhà. Tuy nhiên, để có được tiện ích này, mỗi khi thanh toán bằng ngoại tệ, bạn sẽ mất một khoản gọi là phí chuyển đổi ngoại tệ, thường từ 2 - 4% giá trị chuyển đổi.

Phí cấp lại mã pin: Chẳng may quên mã pin hoặc mất thẻ, bạn sẽ phải đến ngân hàng để lấy lại mã pin cho thẻ. Có 3 ngân hàng miễn phí cho chủ thẻ khi yêu cầu cấp lại mã PIN là DongA Bank, HSBC, Shinhan Bank. Các ngân hàng còn lại thu phí dao động từ 22.000 đồng/lần/thẻ - 55.000 đồng/lần/thẻ.

Đi đâu cũng nghe thấy thẻ tín dụng, nhưng bạn đã biết chính xác nó sử dụng trong mục đích nào thì hợp lý chưa? - Ảnh 5.

Phí rút tiền mặt: Cách tốt nhất để sử dụng thẻ tín dụng là quẹt thẻ bởi nếu rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, bạn sẽ mất một khoản phí kha khá. Cụ thể mức phí rút tiền mặt sẽ rơi vào khoảng 3 - 4% số tiền rút ra.

Phí chậm thanh toán: Phí phạt chậm thanh toán là khoản phí khách hàng thẻ tín dụng phải chịu nếu không thanh toán đủ và đúng hạn số tiền thanh toán tối thiểu. 

Phí thay đổi hạn mức tín dụng: Với việc tăng hoặc giảm hạn mức thẻ tín dụng, nhiều ngân hàng sẽ tính phí thay đổi và xác nhận hạn mức thẻ tín dụng từ 50.000 đồng - 100.000 đồng/lần. Hiện tại, chỉ có VietinBank, Sacombank và HSBC đang miễn phí dịch vụ này cho khách hàng của mình.

Phí sử dụng vượt hạn mức tín dụng của thẻ: Một số khách hàng vì vấn đề tài chính cá nhân hoặc vì quá mê các chương trình ưu đãi, mua sắm mà đã chi tiêu vượt hạn mức thẻ tín dụng. Tùy theo mỗi ngân hàng quy định, mức phí này có thể là một số tiền cụ thể hoặc được tính bằng phần trăm trên số tiền vượt hạn mức tín dụng. Mức phí mà hầu hết các ngân hàng hiện nay thu khách hàng khi chi tiêu vượt hạn mức tín dụng là 50.000 - 100.000 đồng/lần.

5. Các cách trả nợ thẻ tín dụng

Bằng tiền mặt: Bạn có thể đến ngân hàng phát hành hoặc các cây ATM để thanh toán. Nhược điểm của cách này là sẽ phải tốn thời gian đi thanh toán.

Chuyển khoản từ thẻ ATM sang thẻ tín dụng: Nếu thẻ ATM của bạn sử dụng dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking thì có thể sử dụng nó để chuyển khoản thanh toán cho thẻ tín dụng.

Đi đâu cũng nghe thấy thẻ tín dụng, nhưng bạn đã biết chính xác nó sử dụng trong mục đích nào thì hợp lý chưa? - Ảnh 6.

Tự động: Cũng là một hình thức chuyển khoản nhưng bạn sẽ không cần phải nhớ lúc nào phải trả nợ thẻ tín dụng. Nguyên nhân là bởi lúc làm thẻ, bạn có thể đăng kí thêm dịch vụ thanh toán tự động, lúc này ngân hàng sẽ liên kết thẻ ATM của bạn và thẻ tín dụng để đến thời hạn sẽ tự chuyển.

Dùng thẻ tín dụng của ngân hàng khác: Tức là bạn dùng thẻ tín dụng của ngân hàng A để trả nợ thẻ tín dụng của ngân hàng B. Tuy nhiên chi phí để mở 1 chiếc thẻ tín dụng là không nhỏ nên không nhiều người sử dụng từ 2 thẻ tín dụng trở lên, khiến cho cách này cũng không mấy phổ biến.

Chia sẻ