Đi chơi nhà tuyết nhân tạo về, bé 4 tuổi phải vào viện giữa đêm: Cảnh báo trò nguy hiểm hầu như khu vui chơi nào cũng có nhưng cha mẹ lại chủ quan Diệu Hà, Theo Pháp luật và bạn đọc Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Đã có rất nhiều phụ huynh phản ánh về việc phải đưa con đến bệnh viện xử lý sau khi chơi trò chơi nhà tuyết. Dị vật đường thở với trẻ: Mối lo lớn từ những… vật nhỏ Con kêu đau họng khó nuốt, đưa đi khám thì phát hiện trong thực quản có dị vật tròn nhỏ mà mẹ đi công tác mang về Bắt chước trò bắn đậu trong game Plants vs. Zombies, bé gái 3 tuổi phải vào viện gắp dị vật trong mũi Nhà tuyết nhân tạo là một trò chơi xuất hiện tại nhiều khu vui chơi. Tại đây, các bé được tha hồ vui chơi, đùa nghịch, sáng tạo với tuyết nhân tạo khá giống tuyết thật. Chính vì vậy nên các bé rất thích thú.Tuy nhiên mới đây, một người mẹ có tài khoản Facebook là T.N. đã chia sẻ câu chuyện cho con đi chơi tại nhà tuyết nhân tạo và sau đó phải đi bác sĩ khiến nhiều người chú ý. Nguyên văn chia sẻ của chị T.N. như sau: "Góc cảnh báo. Khu vui chơi S. quá nguy hiểm với bọt biển (hoặc bọt tuyết - PV) bé xíu nhẹ tênh cứ bám hút dính vào quần áo, vào người. Bé nhà mình 4 tuổi bị cái bọt biển nhỏ xíu chui vào tai nhưng vì cháu mải chơi nên tối về đi ngủ mới kêu đau. 12h đêm mẹ con còn đưa nhau vào bệnh viện để nhờ bác sĩ hút ra. Bác sĩ cũng kể có cháu còn bị chui vào mũi cơ. Quá nguy hiểm nên các gia đình có con nhỏ nên cân nhắc trước khi cho vào khu đó chơi". Chị T.N. cho biết, khu vui chơi mà chị đưa con đi nằm trong một trung tâm thương mại lớn tại quận Hà Đông, Hà Nội. Chia sẻ của chị T.N. thu hút nhiều sự chú ý của các bậc phụ huynh.Chia sẻ của T.N. lập tức nhận được rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng, đặc biệt là các mẹ có con nhỏ. Tình cờ, dưới phần bình luận nhiều mẹ cũng cho hay con của họ cũng từng bị thứ bọt tuyết kia chui vào mũi, tai và phải đến bác sĩ để gắp hoặc hút ra. Trước đó vào tháng 10/2020, một người mẹ khác cũng cho hay chị cho con đi chơi tại khu nhà tuyết tại trung tâm thương mại nói trên. Các con của chị bị dính tuyết vào quần áo, tóc. Khi về nhà, chị tắm cho con thì phát hiện dưới sàn nhà tắm là những hạt tuyết đã nở to, trong veo. Những hạt này được chị nhận xét là giống với hạt hút ẩm trong bỉm của trẻ em. Chính những điều này đã khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang vì sự nguy hiểm mà trò chơi nhà tuyết mang lại. Tuyết nhân tạo là gì? Nghiên cứu mới: Phát hiện hàng tá hạt vi nhựa tồn tại trong nhau thai của ngườiĐọc ngay Theo tìm hiểu, tuyết nhân tạo là một loại kết hợp chất hóa học của cơ chế sử dụng tính thấm của nó đối với nước (các phân tử nước xâm nhập vào nó). Khi các phân tử nước tiếp xúc với polymer, trương nở xảy ra từ bên ngoài polymer vào bên trong.Chuỗi polymer có tính đàn hồi, nhưng nó chỉ có thể được kéo đến một độ dài nhất định và không thể mở rộng thêm. Tuyết nhân tạo là những hạt nhỏ li ti, sau khi hút nước thì bề ngoài của chúng không khác gì tuyết thật.Bột tuyết màu trắng, trong vắt. Dù nhiệt độ cao cũng không "tan chảy", tạo cảm giác mát mẻ. Loại bột tuyết này được cho là an toàn, không độc hại, vô hại và không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm thường được sử dụng để trang trí, tạo bối cảnh phim hoặc dùng trong các khu vui chơi giải trí. Tuyết nhân tạo có nguy hiểm không?Từ những tìm hiểu trên cho thấy, tuyết nhân tạo không tan trong nước, dù ở nhiệt độ cao cũng không tan chảy thì nó cũng không khác gì một loại dị vật. Khi dị vật này rơi vào trong mũi, tai, họng của bé sẽ vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với trò chơi nhà tuyết, các bé thoải mái nghịch, cầm tuyết để ném, đưa tay lên tai, mũi, miệng nên càng dễ mắc dị vật. Khi dị vật chui vào tai bé sẽ gây đau, ù tai, suy giảm hoặc mất thính lực, cảm thấy buồn trong lỗ tai, ngứa ngáy hoặc chảy máu trong tai, chóng mặt...Trong khi đó, dị vật chui vào mũi sẽ khiến bé cảm thấy khó thở, chảy nước mũi, chảy máu... Còn đối với trẻ bị mắc dị vật ở họng sẽ có những dấu hiệu như ho sặc sụa, dữ dội, khó thở, tím tái, một số trẻ có biểu hiện kèm theo là hoảng loạn, kích động...Tất cả những trường hợp trẻ mắc dị vật ở tai, mũi, họng ở trên đều cần được đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời, nếu chậm trễ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai, tổn thương màng nhĩ, viêm mũi, viêm phổi... thậm chí ngạt thở.Vì vậy, những hạt bọt tuyết nếu chui vào tai, mũi, họng của bé là rất nguy hiểm. Bố mẹ khi cho trẻ đi chơi tại những khu vui chơi có bọt tuyết thì cần cho bé đeo bịt tai hoặc khẩu trang, đồng thời quan sát, trông nom con thật kỹ càng. Sau khi về nhà, mẹ cần thay quần áo và tắm gội sạch sẽ cho bé. Theo Pháp luật và bạn đọc Copy linkLink bài gốc Lấy linkhttp://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ Hú vía xem clip em bé suýt văng khỏi chiếc võng điện đung đưa tốc độ nhanh, vật dụng có thể khiến trẻ tử vong nhưng nhiều mẹ vẫn dùng Chia sẻ Thích Cảnh báo tai nạn trẻ emTrẻ nuốt dị vậtTrẻ bị hóc dị vậtDị vật mắc kẹtDị vật chui vào đường thởDị vật thực quảnDị vật rơi vào taiBọt Biển NhỏBọt tuyết Khu vui chơi trong nhà cho trẻ