Đến giờ mà vẫn có bệnh nhân tự chữa ung thư theo cách này, bác sĩ nhìn thấy cũng phải rùng mình choáng váng

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Đắp lá chữa ung thư vú trong thời gian gần đây được nhiều phụ nữ sử dụng khiến cho tình trạng bệnh tình càng thêm nặng nề.

Đắp lá chữa ung thư vú, vú bị chảy mủ nặng nề

Tại khoa Nội 1, BV K mới đây tiếp nhận bệnh nhân 51 tuổi, dân tộc Tày, Bắc Quang, Hà Giang) trong tình trạng khối u ở vú trái vỡ loét lan rộng, tế bào ung thư đã di căn vào phổi, không thể phẫu thuật. Theo chia sẻ của bệnh nhân, chị tự tự sờ nắn thấy khối u ở vú cách đây 1 năm nhưng không đi khám mà nghe thời lời mách bảo của người thân, tự đi mua lá của thầy lang về đắp. Tuy nhiên khối u không tan đi mà cứ ngày càng to thêm, căng phồng, đỏ, đau nhói.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên tự ý chữa bệnh theo kiểu truyền miệng, nhất là việc đắp lá để chữa ung thư. Khoa cũng ghi nhận một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 52 tuổi (Phú Thọ) nhập viện với các vết lở loét, sưng phồng, chảy máu mủ bê bết ở vú. Theo lời kể của bệnh nhân, bà được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2 nhưng thay vì điều trị ung thư theo liệu trình lại tự ý đắp lá chữa ung thư. thầy lang trên vùng núi.

Đến giờ mà vẫn có bệnh nhân tự chữa ung thư theo cách này, bác sĩ nhìn thấy cũng phải ngất xỉu - Ảnh 1.

Tại khoa Nội 1, BV K mới đây tiếp nhận bệnh nhân 51 tuổi, dân tộc Tày, Bắc Quang, Hà Giang) trong tình trạng khối u ở vú trái vỡ loét lan rộng, tế bào ung thư đã di căn vào phổi, không thể phẫu thuật.

Mặc dù cảm thấy nóng rát, đau tức ngực khi đắp lá nhưng bệnh nhân vẫn tin đó là thuốc đang có tác dụng, cho đến khi ngực sưng tấy, lở loét, chảy mủ... thì mới chịu đi khám. Tại BV K, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bà C. bị nhiễm trùng nặng tuyến vú do đắp lá. Phần hoại tử phải cắt bỏ, lan rộng sang cả nách, lúc này bà được chẩn đoán đã bị ung thư vú di căn.

Có thể nói, việc đắp lá chữa ung thư nói riêng hay chữa bệnh kiểu truyền miệng, chữa bệnh theo mạng xã hội, theo google… ngày nay vốn không phải chuyện hiếm. Nhiều người không kiểm chứng thông tin, cứ nghe mạng nói rồi về học theo dẫn đến tiền mất tật mang, lợn què chữa thành lợn toi... là chuyện rất phổ biến và thực sự cần chấn chỉnh ngay từ nhận thức.

Đến giờ mà vẫn có bệnh nhân tự chữa ung thư theo cách này, bác sĩ nhìn thấy cũng phải ngất xỉu - Ảnh 2.

Việc đắp lá chữa ung thư nói riêng hay chữa bệnh kiểu truyền miệng, chữa bệnh theo mạng xã hội, theo google… ngày nay vốn không phải chuyện hiếm.

Nghiêm cấm tự ý đắp lá chữa ung thư hay bất cứ loại bệnh nào nếu không muốn bị hoại tử, thiệt thân

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lê (chuyên điều trị viêm gan siêu vi và ung thư, Bệnh viện Quân y 103) chia sẻ, rất nhiều bệnh nhân ung thư tìm đến nhà ông trong tình trạng bục dạ dày, xuất huyết, viêm loét dạ dày, thậm chí dạ dày đang có nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn. 

Khi hỏi về tiền sử bệnh, vị bác sĩ này mới tá hỏa khi biết rằng, bệnh nhân nghe có tin đồn chữa khỏi bệnh bằng lá đu đủ nên đã tự ý lấy lá về đun nước uống hàng ngày. Bệnh nhân tin rằng cách làm này sẽ chữa khỏi ung thư, không cần xạ trị lại chẳng hề tốn kém.

Đến giờ mà vẫn có bệnh nhân tự chữa ung thư theo cách này, bác sĩ nhìn thấy cũng phải ngất xỉu - Ảnh 3.

Chuyện tự ý đắp lá chữa ung thư vú như trường hợp của những bệnh nhân trên cũng không phải là chuyện hiếm có.

Cho nên, chuyện tự ý đắp lá chữa ung thư vú như trường hợp của những bệnh nhân trên cũng không phải là chuyện hiếm có. Việc mù quáng tin theo các phương pháp chữa ung thư truyền miệng đã khiến người bệnh lỡ đi cơ hội vàng để điều trị ngay khi khối u chưa di căn.

Để phát hiện sớm ung thư vú, chị em nên tự sờ, khám vú thường xuyên vào thời điểm tốt nhất là sau kỳ kinh nguyệt 7 ngày. Phụ nữ sau 50 tuổi nên định kỳ tầm soát ung thư vú, chụp x-quang tuyến vú 1 năm/ lần, việc này cũng áp dụng với nhóm đối tượng có nguy cơ cao khi gia đình có người bị ung thư vú cũng như các bệnh ung thư khâc.

Chung nhận định với BS Nguyễn Lê, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết thêm, hiện nay vẫn có nhiều người dân đang tin tưởng và có xu hướng chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nhưng các vị thuốc lại không đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ mà hoàn toàn nghe theo miệng người này người kia để áp dụng cho bản thân. Việc chưa được trang bị kiến thức Đông y nhưng lại tự ý bốc thuốc về dùng sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Đến giờ mà vẫn có bệnh nhân tự chữa ung thư theo cách này, bác sĩ nhìn thấy cũng phải ngất xỉu - Ảnh 4.

Đừng dại dột khi thấy bất cứ thông tin nào được chia sẻ rầm rộ trên mạng là lao vào như thiêu thân, hăm hở chữa trị theo, nhất là trong điều trị ung thư.

Chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân không nên tin theo quảng cáo mà hãy tìm đến những cơ sở điều trị uy tín như các bệnh viện y học cổ truyền, các phòng khám y học cổ truyền đã được Bộ Y tế, Sở Y tế quản lý, cấp phép.

Có thể nói, đã đến lúc chúng ta phải gạt bỏ thói quen chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian hoặc bài thuốc gia truyền của các "thầy lang", các phương pháp truyền miệng thiếu căn cứ khoa học. Đừng dại dột khi thấy bất cứ thông tin nào được chia sẻ rầm rộ trên mạng là lao vào như thiêu thân, hăm hở chữa trị theo, nhất là trong điều trị ung thư. Thay vì chăm chăm làm theo những mẹo truyền miệng này truyền miệng kia, hãy tỉnh táo đến gặp bác sĩ để kiểm chứng thông tin và có được phương pháp chữa trị an toàn, tốt nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Chia sẻ