Để nhà luôn sung túc, ấm no, mâm cúng Tết Đoan Ngọ nhất định phải đủ những món này

Newben,
Chia sẻ

Cho đến nay, tập tục cúng Tết Đoan ngọ vẫn còn được giữ gìn ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước bởi đây là một dịp quan trọng, vừa để gia đình sum họp, vừa mong diệt hết sâu bọ vào thời gian chúng hoành hành dữ dội nhất. Thông thường, mâm cúng đầy đủ nhất cho Tết Đoan ngọ sẽ gồm những món sau.

Tết Đoan ngọ hoặc Tết Đoan dương, trùng vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống phổ biến ở những nước Đông Nam Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc. Tại Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được hiểu là Tết diệt sâu bọ.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, Tết Đoan ngọ của chúng ta không bắt nguồn từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng, xa xưa, vào một mùa vụ nọ, nông dân trúng mùa, cây trái trĩu quả. Tuy nhiên, không biết từ đâu sâu bọ lại kéo đến dày đặc, ăn hết cây trái trong vườn. Đang đau đầu, không biết làm cách nào để giải quyết được hết số sâu bọ này thì bỗng nhiên một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện.

Ông đã hướng dẫn người dân lập đàn cúng với lễ vật đơn giản, chỉ gồm bánh tro, trái cây. Cúng xong rồi, người dân cần ra trước nhà vận động cơ thể. Chỉ vậy thôi mà sâu bọ bỏ đi hết thật, chẳng còn con nào ở lại. Ông Đôi Truân giải thích, đây chính là mùa sâu bọ mạnh và hung hăng nhất, mỗi năm cứ làm theo ông dặn thì sẽ diệt được hết sâu bọ. Lòng mừng rỡ vì đã đuổi được hết sâu bọ, dân tình chưa kịp cảm ơn ông thì ông đã đi mất. Và cũng từ đó, dân gian vẫn hay gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan ngọ và cúng vào giữa giờ Ngọ (“đoan” được hiểu là mở đầu, còn “ngọ” là canh giờ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).

Cho đến nay, tập tục cúng Tết Đoan ngọ vẫn còn được giữ gìn ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước bởi đây là một dịp quan trọng, vừa để gia đình sum họp, vừa mong diệt hết sâu bọ vào thời gian chúng hoành hành dữ dội nhất. Thông thường, mâm cúng đầy đủ nhất cho Tết Đoan ngọ sẽ gồm những món sau:

Cơm rượu

Để nhà luôn sung túc, ấm no, mâm cúng Tết Đoan Ngọ nhất định phải đủ những món này - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Cơm rượu nếp, cơm rượu nếp cẩm có thể nói là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ. Lý do được người xưa giải thích là vì trong cơ thể người có những loại ký sinh gây hại, nằm sâu trong bụng, khó diệt, những thức ăn có vị chua, chát, đặc biệt là cơm rượu nếp thì sẽ diệt được chúng. Đặc biệt, nên ăn vào buổi sáng, ngay khi vừa ngủ dậy.

Bánh tro (bánh ú tro, bánh gio)

Để nhà luôn sung túc, ấm no, mâm cúng Tết Đoan Ngọ nhất định phải đủ những món này - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Đây cũng là một món ăn chưa bao giờ thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ. Tùy vào từng địa phương, bánh sẽ có hình dạng khác nhau nhưng thường sẽ được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro đốt bằng củi các loại cây khô như cây vừng (mè), rơm, được gói trong lá dong hoặc lá chuối. Bánh không nhân hoặc có nhân, thường là nhân ngọt. Bánh thường được dùng với đường hoặc mật.

Chè trôi nước

Để nhà luôn sung túc, ấm no, mâm cúng Tết Đoan Ngọ nhất định phải đủ những món này - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

Chè trôi nước được làm từ bột nếp trắng, bên trong nhân đậu xanh, sẽ ăn cùng với nước cốt dừa. Vị ngọt thanh từ nước, bùi bùi của viên chè, cùng với beo béo của nước cốt dừa luôn là món ăn yêu thích của nhiều người. Đây cũng là một món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan ngọ. Đặc biệt, bạn nên cho ít gừng giã nhỏ, chút vừng (mè) vào để chè ngọt thanh, ấm nóng.

Hoa quả

Để nhà luôn sung túc, ấm no, mâm cúng Tết Đoan Ngọ nhất định phải đủ những món này - Ảnh 4.

Không phải là loại quả gì đặc biệt, bạn chỉ cần cúng những loại hoa quả đang trong mùa là được. Thông thường, vải, xoài, chôm chôm, mận hay được chọn cúng vào dịp Tết Đoan ngọ vì đây cũng là mùa vụ của những loại trái cây này.

Thịt vịt

Để nhà luôn sung túc, ấm no, mâm cúng Tết Đoan Ngọ nhất định phải đủ những món này - Ảnh 5.

(Ảnh: Internet)

Ở các tỉnh miền Trung, thịt vịt vẫn thường có mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ. Lý do được giải thích rằng thịt vịt có tính hàn, ăn vào giúp cơ thể được mát mẻ trong những ngày tháng 5 âm lịch nắng nóng.

Chè kê

Để nhà luôn sung túc, ấm no, mâm cúng Tết Đoan Ngọ nhất định phải đủ những món này - Ảnh 6.

(Ảnh: Internet)

Đây là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người dân ở Huế. Thời điểm gần Tết Đoan ngọ là lúc kê vào mùa, thế nên người dân Huế không thể không nấu món chè kê để kính dâng lên ông bà, tổ tiên. Ngoài ra, đây cũng là một món ăn quen thuộc trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Quảng Nam.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ