Để con không bị nói ngọng

Hoàng Lan,
Chia sẻ

Nhiều bậc cha mẹ khác có con bắt đầu đi học đang phải đối mặt với những khó khăn khi trẻ không phát âm chuẩn được một số từ ngữ.

Trong suốt thời gian con tập nói, chị Hoa luôn cố gắng uốn nắm cho con từng câu chữ để con phát âm chuẩn xác chị còn áp dụng biện pháp nhấn mạnh, lặp đi lặp lại các từ để bé cứ thế mà bắt chước. Cũng bởi cẩn thận điều chỉnh từ ngữ cho con mà bé Phương nói khá gọn ghẽ và rõ ràng. Nhưng thời gian gần đây, khi con đến tuổi đi trẻ bỗng dưng bé Phương gặp sự cố về nói. Đặc biệt con không thể phát âm chuẩn từ có chữ “g”, mọi từ ngữ này đều bị bé quy hết sang chữ bắt đầu với âm “n” ví dụ cái ghế thì bé nói là cái nế, “con gà” thì nói là “con nà”. Chỉnh mãi cho con không được chị đành phải nhờ đến bác sỹ tâm lí.

Cũng như chị Hoa, nhiều bậc cha mẹ khác có con bắt đầu đi học đang phải đối mặt với những khó khăn khi trẻ không phát âm chuẩn được một số từ ngữ. Tật xấu này khiến trẻ gặp rắc rối khi giao tiếp và ảnh hưởng tới công việc về sau nếu không được điều chỉnh ngay lập tức.
 

Nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng

Trẻ có biểu hiện nói ngọng là do tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của của. Nếu khi trẻ nói sai và các mẹ cho rằng đó là vấn đề đơn giản và chấp nhận sự lộn xộn trong đó thì lần sau và những lần sau nữa trẻ sẽ theo đó mà lặp lại từ ngữ nói sai đó.

Các bậc cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.

Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ hình thành việc nói ngọng.

Giúp con trị tật nói ngọng

Vào lúc 5 tuổi con vẫn không thể phát âm chữ "p". Và khi  trẻ 6 tuổi, trước khi đi học, được coi là chuẩn mực để định hình cách phát âm chính xác trong này các mẹ cần giúp con tạo khả năng kết nối và nói chuyện một cách chính xác.

* Mẹo logopedist: Theo nguyên tắc này thì nguyên nhân trẻ nói ngọng một phần do sự yếu kém của các cơ hàm, làm chậm sự phát triển của bộ máy phát âm ở trẻ. Vì vậy, để luyện tập cho con, các mẹ hãy để con thường xuyên vận động cơ hàm bằng việc cho trẻ nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt.

* Để phát triển các cơ má và lưỡi, hãy cho con luyện tập động tác súc miệng. Dạy con lăn một vật từ má này sang má khác. Với các biện pháp này, con sẽ nói rõ ràng hơn. Không để con mút tay vì mút tay cũng khiến con nói ngọng.

* Để tránh việc con nói ngọng, cha mẹ và những người xung quanh cũng cần chú ý “phát biểu” sai. Thực tế có nhiều mẹ phát âm sai âm “l” và “n” khiến bé cũng bị nhầm lẫn về âm sắc. Do đó để con không gặp rắc rối về ngữ âm người lớn trước hết phải làm gương cho con mình.

* Khi con bị bệnh như dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm xoang mẹ nên có biện pháp điều trị để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng từ đó tránh cho trẻ kiểu thở miệng mở rộng sẽ làm mặt lưỡi bằng và thè ra khiến trẻ phát âm sai nhiều từ.

Chia sẻ