Để bữa ăn của bé đầy đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ em bởi nó liên quan trực tiếp đến tất cả các khía cạnh của sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vậy các mẹ đã có kế hoạch cho bữa ăn của bé được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng chưa?
Sử dụng thực phẩm hàng ngày như thế nào để cung cấp cho trẻ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ nhất?
Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thì cần biết cách sử dụng hợp lý các thức ăn hàng ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ nên chế biến có đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột (như gạo, mỳ, khoai sắn...); Đạm (như thịt, cá trứng, tôm, cua...); Dầu động vật, thực vật; các loại vitamin và khoáng chất từ nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau.
1. Nhóm tinh bột
Mẹ nấu bột, thức ăn nghiền, cháo,… cho bé bằng các loại gạo tẻ, gạo tám mới. Không nên trộn quá nhiều loại bột như bột gạo nếp, hạt sen, đậu xanh,… vì những loại này tạo bột đặc, ăn nhiều gây nhanh ngán. Mẹ có thể đổi bữa giữa những món này, thêm vào sự phong phú của thức ăn bột bằng các loại bột khác như khoai tây nghiền, bún, phở, bánh đa, bánh mì,… để bé hào hứng hơn với đồ ăn.
2. Nhóm đạm
Chất đạm (còn gọi là protein) rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các bé. Thiếu đạm trong khẩu phần ăn làm bé mệt mỏi, dễ mắc bệnh huyết áp, rối loạn tiêu hóa, dễ bị nhiễm trùng… Nếu thiếu đạm thường xuyên, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể phù (một dạng suy dinh dưỡng cấp tính, nguy hiểm bởi sự mất khối lượng cơ, hệ thống miễn dịch suy giảm). Lúc này, bé bị phù toàn thân, da lở loét, bong ra từng mảng đỏ như bị bỏng.
Mẹ nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá… và mỡ lợn, mỡ gà…) và đạm thực vật (như gạo, ngũ cốc, các loại đậu, đặc biệt là đậu nành). Protein động vật chứa hàm lượng chất béo cao, cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu. Trong khi đó protein từ thực vật có ít chất béo và được chứng minh giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Do đó, việc kết hợp hài hòa giữa protein động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Nhu cầu đạm cho trẻ em:
Chú ý : Không cho bé ăn quá nhiều đạm.
Ăn quá nhiều đạm không có lợi cho bé vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể bé mệt mỏi. Hậu quả là bé khó tiêu hóa, chán ăn.
3. Nhóm chất béo
Trong 6 tháng đầu, bé được cung cấp đầy đủ chất béo thông qua sữa mẹ. Sau 6 tháng bé bước vào độ tuổi ăn dặm thì thức ăn cần được bổ sung trực tiếp chất béo do đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể trẻ, là thành phần của màng tế bào và mô não và giúp hấp thu các chất hòa tan trong dầu như vitamin A, D, E, K... Năng lượng do chất béo cung cấp trong tổng năng lượng khẩu phần của bé dưới 6 tháng tuổi là 45-50%, bé 7-11 tháng tuổi cần 40%, bé 1-3 tuổi là 35-40%.
Loại thực phẩm mẹ có thể dùng để bổ sung chất béo cho bé phổ biến và tiện lợi nhất là dầu ăn. Khi cháo hoặc bột hoặc thức ăn dặm của bé đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu/dầu gấc vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé. Ngoài ra các thực phẩm bổ sung chất béo cho bé như: phô mai, sinh tố bơ, sốt mayone, bơ đậu phộng,…
Sử dụng chất béo đầy đủ, đa dạng, hơp lý sẽ giúp trẻ nhận được đủ năng lượng, đủ nguyên liệu để phát triển thể chất và trí tuệ. Chất béo cũng làm cho món ăn ngon hơn, hợp khẩu vị của trẻ hơn.
4. Nhóm vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhóm này có rất nhiều trong thức ăn nguồn gốc động thực vật ở Việt Nam. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh còn chưa hiểu rõ về vai trò và nhu cầu đối với cơ thể trẻ nên bổ sung không đúng. Thiếu hoặc thừa vitamin cũng đều có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Bữa ăn hàng ngày mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như sau: Canxi có nhiều trong tôm, cua, trai, ốc, pho mát. Vitamin D được cung cấp chủ yếu qua việc cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, và qua các thực phẩm như dầu cá, trứng, gan… Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, bưởi, ổi chín, các loại rau xanh. Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) rất giàu chất sắt, các loại rau lá xanh chứa chất sắt chẳng hạn như rau cải xoong, cải xanh...Như vậy cần cho bé ăn bữa ăn phong phú, đa dạng, kết hợp động thực vật sẽ giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào.
5. Bổ sung các chất dinh dưỡng từ dầu ăn thiên nhiên
Như đã nói ở trên, nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng quan trọng như các vitamin tan trong dầu, các acid béo thiết yếu đều chỉ hòa tan trong dầu/chất béo và đòi hỏi có chất béo mới hấp thu được. Do đó để bữa ăn của bé đầy đủ dinh dưỡng thì mẹ nên lựa chọn bổ sung qua các loại dầu ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Hiện nay đã có dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng Molivse giúp bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho từng bữa ăn của bé. Mẹ có thể trộn 1-2 ống Molivse vào bột/ cháo/ thức ăn nghiền... khi nấu xong. Mỗi ống Molivse 5ml chứa thành phần từ 4 loại dầu ăn bổ dưỡng đang được tin dùng như dầu oliu, dầu gấc, dầu cá, dầu vừng cung cấp cho bé các vi chất dinh dưỡng nguồn gốc tự nhiên như Beta-carotene, Lycopen, Vitamin D, E và các acid béo thiết yếu Omega-3,6,9.
Đặc biệt dầu ăn cung cấp vi chất dinh dưỡng Molivse có dạng ống dùng 1 lần, dễ bẻ, dễ bảo quản (không gây ảnh hưởng đến những lần sử dụng sau), vận chuyển dễ dàng khi mang đi xa, đi du lịch,…Dầu ăn vi chất Molivse an toàn khi sử dụng cho bé, đặc biệt là các bé đang trong giai đoạn ăn dặm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giúp phát triển trí não , tốt cho mắt, da, hệ tim mạch của trẻ và cũng là loại dầu ăn dinh dưỡng phù hợp cho cả gia đình.
Các mẹ muốn biết chi tiết hơn hoặc có những thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho bé và cả gia đình có thể truy cập website www.dauanvichat.vn hoặc liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến miễn phí 1800 6876 để được hỗ trợ. Để mua hàng ở địa chỉ gần nhất, các mẹ xem tại đây.