Dạy online thay cho đồng nghiệp, vừa bật camera, học sinh phán 1 câu khiến cô giáo phải đuổi học ngay lập tức: Tủi thân đến mức muốn bỏ dạy

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Đi dạy gặp phải tình huống này đúng là muốn bỏ dạy luôn cho xong.

Nhiều giáo viên khác chia sẻ, việc dạy trực tuyến như "làm dâu trăm họ". Không chỉ khó về chuyên môn, vất vả trong công việc mà thầy cô còn chịu nhiều áp lực vô hình với những tình huống bi hài. Một lần cô giáo ngượng khi người thân học trò nhận xét khiếm nhã về mình, vô tình âm thanh lọt vào lớp học. Nhiều học sinh ở nhà trọ chật hẹp nên không gian sinh hoạt của gia đình hiện rõ lên như mẹ nấu cơm, cha dỗ dành em bé. Điều này khá tế nhị, giáo viên rất khó nói trực tiếp với phụ huynh.

Đôi khi, những tình huống oái oăm còn đến từ vai trò của học sinh. Với học sinh tiểu học chỉ là chuyện thiếu tập trung, đang học thì ngủ hay bỏ đi chơi nếu không có người lớn theo kèm. Nhưng với học sinh lớn hơn, nhiều trường hợp chống đối cố tình khiến giáo viên đau đầu.

Một cô giáo mới đây đã chia sẻ mình cảm thấy shock và tổn thương vì học sinh có phản ứng thiếu tế nhị trong giờ học online. Cô giáo nhận dạy thay đồng nghiệp, nhưng chỉ mới buổi đầu vào lớp, một học sinh đã công khai chê cô xấu, muốn đổi giáo viên.

Dạy online thay cho đồng nghiệp, vừa bật camera, học sinh phán 1 câu khiến cô giáo phải đuổi học ngay lập tức: Tủi thân đến mức muốn bỏ dạy  - Ảnh 1.

"Lúc ý em tủi thân cực, thấy shock mà tổn thương ý, cho học sinh out ngay lập tức. Học sinh lớp 10 mà nói thế cơ, em cảm giác như kiểu học sinh cố tình trêu ngươi cô", giáo viên này chia sẻ. 

Việc dạy và học trực tuyến có thành công hay không ngoài sự cố gắng của giáo viên thì ý thức, nền nếp của học sinh là rất quan trọng. Các em gặp khó khăn về công nghệ, máy móc, các thầy cô có thể giúp các em, thế nhưng, chất lượng học tập như thế nào thì còn lệ thuộc vào ý thức học tập của từng học sinh. Việc của cô giáo là truyền thụ kiến thức, chỉ cần dạy học sinh tốt là được. Bình phẩm ngoại hình cô giáo công khai là hành vi vô lễ, đáng lên án, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giáo viên mà còn chất lượng buổi học cả lớp.

Trên thực tế, dù học online hay offline, nhiều giáo viên chia sẻ việc bắt gặp học sinh đùa cợt, hỗn láo ngay trước mặt dù không nhiều nhưng không phải là chuyện hiếm trong quá trình dạy học. Thậm chí có khi trong lớp, học sinh ngỗ ngược còn bày ra các tình huống để trêu tức khiến thầy cô phải lồng lộn lên. Và dù tức giận nhưng người người thầy phải giữ một cái đầu tỉnh táo để không đẩy sự việc đi quá xa. Do đó thầy cô phải chủ động không để học trò kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu không kiềm chế, nóng nảy theo học trò thì không chỉ không dạy được mà còn dẫn giáo viên đến những hành động không đáng có.

Chia sẻ