Dạy gì thì dạy nhưng không thể không dạy con 3 việc này

Khánh Chi,
Chia sẻ

Mỗi gia đình sẽ có những nguyên tắc nuôi dạy con riêng nhưng đây là 3 vấn đề nền tảng mà mọi đứa trẻ cần được dạy dỗ từ nhỏ.

Những thiếu thốn, khiếm khuyết của cuộc sống sẽ dần dần cấu thành nên thói quen, tính cách và sự giáo dục của trẻ.

1. Nguyên tắc trên bàn ăn

Nhiều khi, người lớn chỉ quan tâm đến con ăn được bao nhiêu chất dinh dưỡng mà xem nhẹ việc dạy con ăn uống có phép tắc từ nhỏ.

Dạy gì thì dạy nhưng không thể không dạy con 3 việc này - Ảnh 1.

Một đứa trẻ có được giáo dục tốt hay không, chỉ cần nhìn cách chúng ăn một bữa cơm là biết (Ảnh minh họa).

Một số đứa trẻ khi vừa ngồi vào bàn ăn là bắt đầu xoay mâm liên hồi, một mình độc chiếm lấy bàn ăn. Món rau này chúng không thích ăn, lập tức chuyển đi chỗ khác; món thịt này có vẻ ngon, chúng xoay mâm cho đĩa thịt dừng trước mặt mình và đặt cố định ở đó rồi ăn hết sạch. Thích ăn thịt bò trong món xào thập cẩm, chúng kiễng chân, nhoài người ra mép bàn, dùng đũa lật hết miếng này miếng kia để tìm thịt bò, khiến đĩa thức ăn ngon lành bị đảo tung lên...

Dạy gì thì dạy nhưng không thể không dạy con 3 việc này - Ảnh 2.

Phép tắc ăn uống là một phần thiết yếu trong giáo dục con cái mà bố mẹ không nên xem thường (Ảnh minh họa).

Trong nhiều gia đình, người có quyền được ăn trước, chắc chắn là những đứa trẻ, thức ăn còn chưa lên hết, bố mẹ đã cho con ít đồ ăn vào bát ăn trước; trên đĩa có miếng cá không có xương, nhất định phải gắp vào bát con chứ người lớn chẳng nỡ ăn. Đây là cách thường thấy khi chúng ta yêu chiều con, hy vọng con ăn nhanh chóng lớn, mong con có thể nhận ra tình yêu và sự hy sinh của bố mẹ.

Nhưng trên thực tế, cách chăm sóc này có thật sự đúng đắn hay không? Con sẽ vì điều đó mà biết ơn bố mẹ? Hoàn toàn không! Đa số trẻ đều cho rằng, bố mẹ đặc biệt để dành đồ ngon cho mình là điều đương nhiên, vô tư mà nhận. Vì vậy, phép tắc ăn uống là một phần thiết yếu trong giáo dục con cái mà bố mẹ không nên xem thường.

2. Chịu khổ

Rất nhiều sinh viên thời hiện đại sau khi lên đại học được một thời gian thường cảm thấy phiền muộn, áp lực, sinh hoạt hỗn loạn, hay xích mích với bạn bè, có người thậm chí còn bỏ học. Bởi vì sinh viên sau khi nhập học xong mới nhận ra, sống xa bố mẹ mình phải tự làm rất nhiều việc bao gồm cả giặt giũ, dọn dẹp… những việc mà trước giờ toàn bố mẹ làm hộ với lý do: “Con chỉ cần chăm chỉ học hành, những việc khác không cần để tâm.”

Đi một vòng quanh khu ký túc, bạn dễ dàng bắt gặp những tấm chăn màn ẩm mốc, gối đen bẩn, ban công chất đầy rác và quần áo bẩn. Có thể bạn không tin nhưng rất nhiều ký túc xá nữ cũng trong tình trạng như vậy, có khi còn bẩn hơn cả phòng ký túc nam. Đây chẳng phải là kết quả cho câu nói: “Con chỉ cần chăm chỉ học hành, những việc khác không cần để tâm.” hay sao?

Dạy gì thì dạy nhưng không thể không dạy con 3 việc này - Ảnh 3.

Nhiều bố mẹ thời hiện đại chỉ lo việc học của con mà quên mất rèn luyện cho bé chút "kỹ năng" thông thường trong cuộc sống (Ảnh minh họa).

Nhiều lúc, chúng ta thường mắc phải sai lầm trong yêu chiều con cái đó là: Quá thương con, không nỡ để con làm bất cứ việc gì, không nỡ để con chịu một chút cực khổ. Thế nên kết quả là, yêu con đến mức con 30 tuổi rồi vẫn “ăn bám” bố mẹ.

3. Chịu thiệt

Dạy con “chịu thiệt” thực chất là dạy con bao dung với những sai lầm nhỏ của người khác, chấp nhận bỏ qua những lợi ích nhỏ trước mắt để đổi lấy sự thiện chí giúp đỡ từ mọi người. Nhưng tuyệt nhiên không phải là chịu đựng, chấp nhận bị người khác ăn hiếp.

Dạy gì thì dạy nhưng không thể không dạy con 3 việc này - Ảnh 4.

Dạy con bao dung với những sai lầm nhỏ của người khác, chấp nhận bỏ qua những lợi ích nhỏ trước mắt để đổi lấy sự thiện chí giúp đỡ từ mọi người (Ảnh minh họa).

Một người mẹ có con đang học lớp 4 thường xuyên đến trường tìm cô chủ nhiệm của con rồi làm ầm ĩ lên chỉ vì cô chuyển con xuống bàn cuối ngồi. Lý do cô giáo đưa ra là vì bé trai này có thân hình cao lớn hơn các bạn cùng lớp mà thị lực của bé cũng rất tốt.

Thế nhưng, người mẹ này hoàn toàn không chấp nhận việc đó, phẫn nộ nói: “Ngồi bàn cuối rõ ràng là không nhìn được bảng, cũng không nghe rõ được bài giảng, nhất định sẽ làm giảm thành tích học tập của con. Hơn nữa, dãy bàn cuối toàn những học sinh yếu kém, ngồi cùng bạn như thế thì con sẽ thế nào đây? Dựa vào cái gì mà bắt con tôi phải chịu thiệt thòi như thế?”

Bé trai cũng chịu tác động từ mẹ, thường nói với bạn là cô giáo thiên vị, còn gọi các bạn bàn cuối là “yếu kém” giống như cách mẹ nói. Cuối cùng, cô giáo cũng bất lực đành chuyển bé trai này lên bàn trên, thế nhưng sau khi chuyển chỗ, kết quả bài thi lần này của bé trai lại cực kỳ tệ hại.

Đây cũng là kết quả có thể đoán trước: giành được chỗ ngồi bên trên coi như giúp con không bị chịu chút thiệt thòi nhưng hành động này lại để lại một ấn tượng không tốt đối với cô giáo của bé, cũng làm ảnh hưởng đến tâm thái của bé.

Nguồn: secretchina

Chia sẻ