Dạy con cách tránh bị mọi người ghét bỏ

Vũ Tùng,
Chia sẻ

Con cái chịu ảnh hưởng từ giáo dục trực tiếp của cha mẹ rất nhiều. Con cái về tương lai có được những người xung quanh yêu hay ghét phần lớn là do tính cách được giáo dục từ nhỏ.

Vì thế, cha mẹ cần lưu ý trong uốn nắn, dạy dỗ cho con trẻ, đặc biệt tránh thói quen hình thành nên kiểu tính cách tự phụ và kiêu ngạo, thô lỗ của người khác.

Vậy làm cách nào để con không tự biến mình thành người bị ghét bỏ hay xa lánh vì những hành động thô lỗ? Hãy tham khảo gợi ý sau nhé.

Không được trốn tránh trách nhiệm

Trốn tránh trách nhiệm hay thường xuyên đùn đẩy việc cho người khác là một trong những kiểu mẫu bị ghét nhất. Sợ trách nhiệm được coi là một loại rối loạn tâm lý theo cách chuyên gia.

Trong lớp, nếu được phân công làm việc nhóm thì con phải vui vẻ cùng tham gia. Cha mẹ quan tâm luôn giúp con điều này, chẳng hạn “hôm nay lớp con có phân công việc gì không? Làm việc nhóm chẳng hạn? Con đã chuẩn bị đến đâu rồi?”.

Cần nhận biết hành vi của con và chấn chỉnh ngay nếu cần. Không được bênh con vô lý, chẳng hạn “cô phân công con làm việc ấy là hơi quá rồi”. Việc tưởng nhỏ nhưng sau này, con sẽ có tư tưởng trốn tránh trách nhiệm về sau, kể cả việc nhỏ hay việc lớn.

Việc nảy sinh tâm lý trốn tránh trách nhiệm có thể xảy ra vì những lý do khác nhau như: Chịu đựng những cảm xúc tiêu cực; Thiếu can đảm; Lòng tự trọng thấp; Sợ mắc sai lầm và sợ thất bại… Để giúp con vượt qua mặc cảm này, cha mẹ cần khuyến khích lòng can đảm của con, nếu cần thì nhớ trợ giúp từ các phụ huynh hoặc cô giáo.

Dạy con cách tránh bị mọi người ghét bỏ - Ảnh 1.

Dám đối mặt với những lời chỉ trích

Chắc chắn chẳng có con cái nào hay bản thân chúng ta muốn bị chỉ trích hoặc lên án cả. Điều đó tương đối dễ hiểu. Tuy vậy, việc luôn sẵn sàng đón nhận những đánh giá không tốt về bản thân có nghĩa là bản thân có khả năng thay đổi theo hướng tốt hơn.

Khi cô giáo hoặc bạn bè chỉ trích về cách ăn mặc hoặc để tóc của con, ngay lập tức con có phản ứng. Điều này trở nên tồi tệ nếu cha mẹ lại bênh con, đứng về phía con.

Điều cần làm là dạy con chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Việc con ăn mặc không đúng lứa tuổi thì nhận lời chỉ trích là chuyện đương nhiên. Hoặc việc con không làm bài tập về nhà, cô giáo phạt là chuyện đúng đắn. Bởi vì khi con bị chỉ trích, tức là con có cơ hội để sửa sai.

Không được chế giễu ngoại hình và công việc của người khác

Con trẻ đôi khi vô tâm, thường cố tình xúc phạm bạn bè và gây ra những vết sẹo tình cảm nghiêm trọng cho những người đó. Nhiều trẻ cảm thấy vui vẻ hay thích thú khi bàn luận về người khác, nhưng sự sỉ nhục này không phải là cách đúng đắn.

Nhạo báng người khác về ngoại hình hay ý kiến, quan điểm của bạn bè có thể tạo ra khoảng cách lớn giữa hai người. Thật khó để kiểm soát cơn giận của bạn khi phải lôi ra làm trò đùa hay chế giễu. Cha mẹ tuyệt đối đừng bao giờ bỏ qua nếu thấy con mình chế giễu hoặc chê bai người bạn bị khiếm khuyết nào đó. Dạy con về việc con may mắn đầy đủ, xinh đẹp và người bạn kia cần được quan tâm, yêu thương hơn nữa để bù đắp sự thiếu hụt, chứ không phải vì chế giễu.

Việc thiếu tôn trọng nghề nghiệp của người khác cũng vậy. Thật xấu nếu bày tỏ sự không tôn trọng công việc của họ, mặc dầu họ chẳng đem lại khó khăn gì cho bản thân cả. Đứa trẻ thường xuyên có lời nói hay hành động thiếu tôn trọng công việc của người khác (ví dụ người nhặt rác…), tỏ ý chê bai là trẻ chưa được giáo dưỡng đầy đủ và điều ấy một phần trách nhiệm lớn thuộc về cha mẹ.

Dạy con biết nói lời xin lỗi

Ví dụ, chẳng may con làm tổn thương bạn hoặc ai đó, con cần biết nói lời xin lỗi trực tiếp. Nhiều cha mẹ bênh con nghĩ rằng ‘Ồ điều đó cũng không quá tệ đến thế đâu’. Những lời lẽ như vậy có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới người khác. Nếu cha mẹ không dạy con nói xin lỗi, vô tình mọi chuyện có thể khiến con phải hứng chịu cơn cuồng nộ từ người khác trong tương lai.

Theo childrencare

Chia sẻ