Đây chính là cách khí CO “giết người” nếu ở quá lâu trong ô tô: Ai cũng cần phải biết để tự cứu mình, cứu người

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Khí CO không màu, không mùi nhưng lại có thể "giết chết" nạn nhân cực nhanh chóng.

Vừa qua, sự việc bé trai 6 tuổi nghi bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh đã khiến rất nhiều người đau xót xen lẫn hoang mang, lo lắng.

Dù chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tử vong của bé trai L.H.L, nhưng khả năng tử vong do ngạt trên xe ô tô đóng kín cửa hoàn toàn cũng có thể xảy ra.

Một người khi ngủ trên ô tô có thể tử vong ngạt do những nguyên nhân sau:

- Trường hợp tắt điều hòa, cửa khóa: Trong xe không còn dưỡng khí để thở nên lịm dần và tử vong.

- Trường hợp bật điều hòa, cửa khóa: Hầu hết những xe hiện nay tài xế đều chọn chế độ gió trong. Sau một thời gian khi cảm biến phát hiện thiếu dưỡng khí, điều hòa tự lấy gió ngoài để tăng khí tươi. Tuy nhiên, không khí ngay ngoài xe lại bị bao phủ bởi khí từ ống xả, chứa nhiều CO, khi hít vào, CO kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến hồng cầu không thể vận chuyển oxi tới các tế bào cơ thể. Từ đó, tế bào thiếu hụt oxy, người trong xe bị ngạt khí CO, rơi vào hôn mê rồi tử vong. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxy trong thời gian dài.

Đối với trường hợp bị ngạt khí CO, để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để đối phó kịp thời với những tình huống xấu.

Đây chính là cách khí CO “giết người” nếu ở quá lâu trong ô tô: Ai cũng cần biết để tự cứu mình, cứu người  - Ảnh 1.

Nhiều người tập trung tại bệnh viện khi xảy ra vụ bé trai 6 tuổi tử vong.Đ

Triệu chứng ngạt khí CO

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ngộ độc khí CO là một tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc, thường gây tử vong và để lại di chứng thần kinh – tâm thần cao.

CO là loại khí không màu, không mùi, không hề gây kích ứng nên nạn nhân cũng khó mà cảm nhận được nó. Phải đến khi nạn nhân nhận thấy điều "bất thường" thì chân tay không cử động được nữa, hôn mê và dẫn đến tử vong. Bởi khí CO sẽ len lỏi vào cơ thể gây sụt giảm oxy trong máu, ở tất cả các cơ quan. Cơ quan nào càng cần nhiều oxy như não, tim... thì cơ quan đó càng gặp nguy hiểm.

Các dấu hiệu nhận biết cơ thể đã bị ngạt khí CO đó là:

- Ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân thường chỉ đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi... Một số người có thấy da đỏ nhưng đây là triệu chứng không đặc hiệu.

- Ở mức độ vừa: Người bị ngộ độc khí than sẽ thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở nhẹ, mạch nhanh, thở gấp.

- Khi bị ngộ độc nặng: Các triệu chứng sẽ cụ thể hơn đó là mất ý thức, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Đây chính là cách khí CO “giết người” nếu ở quá lâu trong ô tô: Ai cũng cần biết để tự cứu mình, cứu người  - Ảnh 2.

Ngoài ra, nạn nhân còn có thể bị ngất, tím môi và các đầu ngón tay, ngón chân, đồng thời bị co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường.

Cách sơ cứu đúng nhất khi bị ngộ độc khí CO trên ô tô

Khi phát hiện nạn nhân bị ngộ độc khí CO trên ô tô cần phải nhanh chóng mở cửa xe và đồng thời đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và đưa đi cấp cứu vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong là khá cao.

- Trường hợp nạn nhân thở yếu, ngừng thở: Phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.

- Trường hợp nạn nhân không còn tỉnh, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Để tránh nguy cơ bị ngộ độc khí CO khi ở bên trong ô tô

Khi ở trong ô tô lâu thì không nên đỗ xe ở không gian chật hẹp, bí khí bởi trong trường hợp này ngay cả mở hết cửa xe bạn vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ. Bước quan trọng nhất chính là khóa cửa và hạ kính cửa bên xuống khoảng 1,25 - 1,5 cm để không khí vẫn đảm bảo lưu thông mà không quá ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Đây chính là công đoạn giúp bạn tránh rủi ro khi động cơ tắt máy, hệ thống điều hòa đột ngột hỏng…

Cẩn thận hơn, hãy đặt báo thức sau mỗi giờ để có thể thức dậy và kiểm soát tình hình bởi ngủ trong xe ô tô vô cùng nguy hiểm.

(Tổng hợp)

Chia sẻ