Đầu tư tương lai cho con: Để học phí không “ghì” nặng vai ba mẹ

Quang Vũ,
Chia sẻ

Khi con vào đại học là lúc ba mẹ sắp về hưu, khoản tích lũy gia đình trở nên khó khăn hơn. Nếu dự phòng từ khi con còn nhỏ, ba mẹ sẽ bớt áp lực, vững tâm hơn trước những biến động bất ngờ.

Con đỗ đại học nhưng niềm vui chưa trọn vẹn

Mấy ngày nay, gia đình chị Bùi Thị Hiền ở quận Tân Phú, TP.HCM rất phấn chấn khi con gái chị vừa được một trường đại học lớn thông báo trúng tuyển. Gia đình chị càng tự hào hơn khi tổng 3 môn thi đại học của con nằm trong top đầu ở trường và đủ điều kiện vào lớp chất lượng cao. Theo đó, cô bé sẽ có năm học ở Việt Nam và một năm học trao đổi ở nước ngoài.

Đầu tư tương lai cho con: Để học phí không “ghì” nặng vai ba mẹ - Ảnh 1.

Chuẩn bị sớm về tài chính sẽ giúp con trọn vẹn niềm vui khi bước vào đại học (ảnh minh họa)

Vui và tự hào là vậy, nhưng cũng từ ngày biết con đậu đại học, nỗi lo chi phí học hành của con trong 4 năm tới khiến chị Hiền thấp thỏm không yên. Chị nhẩm tính sơ bộ, học phí mỗi kỳ sẽ hơn 30 triệu, chưa kể các khoản chi phí khác phát sinh. Riêng năm cuối, nếu thuận lợi, con chị được đi học trao đổi ở nước ngoài, thì chi phí có thể lên đến nửa tỷ đồng.

Chị Hiền tính toán khả năng tài chính của gia đình chỉ có thể trang trải cho đến khi con học hết 3 năm đại học. Đến giai đoạn con thực tập trao đổi ở nước ngoài chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Cả hai vợ chồng chị Hiền tự nhủ giá như có sự chuẩn bị sớm hơn có lẽ những ngày tới sẽ bớt áp lực.

Đầu tư cuộc đời cho cả ba mẹ và con

Câu chuyện của chị Bùi Thị Hiền cũng đang là vấn đề chung của nhiều gia đình khi con bước vào ngưỡng cửa đại học. Khi ba mẹ bước vào độ tuổi 50, gánh nặng về đầu tư học tập của con tăng lên đáng kể cũng là lúc ba mẹ đang bắt đầu suy giảm sức khỏe do tuổi tác. Gánh nặng kép này khiến cả gia đình niềm vui chưa trọn, gặp nhiều căng thẳng.

Phấn khởi khi con trai được trúng tuyển vào trường đại học theo nguyện vọng 1, gia đình Nguyễn Thị Bích Trâm (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) đã sẵn sàng cho con theo học nâng cao nếu cần. Chị cho hay: "Thằng bé rất yên tâm khi chọn trường lớn vì gia đình đã chuẩn bị sẵn từ lâu. Mà tôi chuẩn bị không chỉ cho con tôi, mà cho cả chính tôi. Khi đã có dự phòng, thì dù bản thân tôi có chuyện gì thì vẫn yên tâm là con cái vẫn tiếp tục được ăn học đàng hoàng.".

Theo các chuyên gia tài chính, đầu tư cuộc đời cho con sẽ hiệu quả khi ba mẹ vừa lo được chi phí học hành cho con vừa bảo vệ được sức khỏe cho mình. Như trong các chuyến bay gặp sự cố, tiếp viên luôn yêu cầu hành khách đeo mặt nạ cho mình trước khi đeo cho trẻ em đi cùng, bởi người lớn phải đủ sức khỏe mới lo được cho trẻ em. Ba mẹ cần đủ "dưỡng khí" mới có thể tiếp sức, truyền tự tin giúp con vượt qua mọi thử thách.

Đó cũng là quan điểm của BTV Hoài Anh. Là người cập nhật tin tức hàng ngày, BTV Hoài Anh nắm bắt nhanh những biến động, cơ hội trong cuộc sống. Nữ BTV nổi tiếng điềm đạm, kín tiếng này cho biết, chị luôn có kế hoạch dự phòng, đầu tư sớm cho cuộc đời để vững tâm hướng về tương lai.

Đầu tư tương lai cho con: Để học phí không “ghì” nặng vai ba mẹ - Ảnh 2.

Dù vẫn luôn bận rộn nhưng Hoài Anh vẫn luôn chủ động cho cuộc sống của mình

Chia sẻ trên trang cá nhân về cách chuẩn bị cho tương lai của con gái Kỳ Uyên, BTV Hoài Anh viết: "Hoài Anh nghĩ cho con ước mơ để theo đuổi là đầu tư đáng giá nhất trong cuộc đời. Đầu tư tương lai cho con cũng chính là đầu tư cho hạnh phúc của ba mẹ. Có 2 thứ quan trọng nên làm, đó là chuẩn bị tích lũy nguồn tài chính cho con và bảo vệ sức khỏe cho ba mẹ nên kết hợp cùng nhau. Qua Covid mới thấy, sức khỏe chính là vàng, là cơ hội cho mọi điều tốt đẹp phía trước, là nền tảng cho cả gia đình yên bình hạnh phúc".

Đầu tư tương lai cho con: Để học phí không “ghì” nặng vai ba mẹ - Ảnh 3.

Biên tập viên Hoài Anh chủ động đầu tư sớm để đảm bảo hạnh phúc cho cả gia đình

Cách đầu tư từ sớm của BTV Hoài Anh là chuẩn bị một nguồn tài chính có thể đảm bảo cân bằng cho cả lúc ba mẹ gặp trái gió trở trời cũng như tích lũy đủ cho con ăn học. "Đầu tư càng sớm thì áp lực càng giảm. Đó phải là một nguồn đầu tư đủ khả năng "chia nhỏ áp lực" tài chính nếu chẳng may có biến động xảy ra, cũng như bảo vệ sức khỏe cho ba mẹ càng lâu càng tốt. Ngoài ra, số tiền đó cần được tích lũy hàng năm theo nguyên tắc "lãi kép" để giá trị sẽ gia tăng theo thời gian, cho con rộng đường vào đại học hay thậm chí tiếp sức cho con khởi nghiệp".

Thật vậy, một giải pháp tài chính cân bằng không chỉ là điểm tựa tương lai cho con mà còn là nguồn phúc lợi cho ba mẹ, là sự an toàn cho cả gia đình.

Chia sẻ