Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua

Ngọc Anh,
Chia sẻ

Nếu mẹ không nắm rõ các mốc phát triển của trẻ từ 0 – 3 tuổi, mẹ sẽ để lỡ mất rất nhiều điều để có thể giúp con phát triển tốt hơn cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.

Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi luôn là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với các bé vì đây là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc và làm quen, khám phá thế giới bên ngoài sau hơn 9 tháng nằm trong bụng mẹ. Mọi chuyện với bé lúc này đều vô cùng mới mẻ và quá trình phát triển, ghi nhận, học hỏi của bé cũng diễn ra cực kỳ nhanh đến mức có thể mẹ sẽ không ngờ tới. Bởi vậy, trong quá trình này, bé rất cần sự theo sát, hướng dẫn, dạy bảo tỉ mỉ từ bố mẹ để có thể tiếp thu kiến thức và phát triển đúng hướng.

Nhưng để làm được điều đó không phải là dễ, nhất là với các bậc cha mẹ lần đầu có con, bởi lúc đó, cha mẹ vẫn chưa nắm rõ về hành trình phát triển cũng như chưa có kinh nghiệm chăm sóc bé. Vì vậy, infographic dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin cần thiết và cơ bản nhất về các mốc phát triển của bé trong giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 1.

Ở giai đoạn này, bé vẫn còn khá yếu ớt, chưa thể làm các hoạt động mạnh. Điều thú vị là lúc này, bé mới chỉ có thể nhìn thấy màu đen, trắng và với khoảng cách gần từ 20 cm đến 30,48 cm. Trong thời điểm này, để tăng tính gắn kết giữa mẹ và bé, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ và thường xuyên nói chuyện, hát ru hoặc cưng nựng bé.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 2.

Trong thời gian này, mẹ nên nhanh chóng phản ứng lại các tín hiệu của bé, để giúp bé cảm thấy mình an toàn và được yêu thương. Đồng thời mẹ nên khuyến khích bé vận động như cho bé đồ chơi hoặc các vật an toàn để bé có thể với lấy, cầm và khám phá. Mẹ cũng nên phát triển thính giác và thị giác cho bé bằng cách cho bé xem tranh ảnh một màu và nghe các tiếng kêu phát ra từ lục lạc.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 3.

Mẹ nên dành nụ cười và sự âu yếm cho bé, trả lời khi bé nói bi bô để kích khích kỹ năng giao tiếp của bé, đồng thời đọc sách cho bé nghe mỗi ngày, đọc tên các vật có trong sách và những vật xung quanh bạn. Mẹ cũng nên kết hợp co bé chơi một số đồ chơi đơn giản như bóng mềm, ô tô có bánh xe bằng gỗ.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 4.

Mẹ cần chú ý độ an toàn của không gian chơi đùa hơn nữa. Để giúp bé tự do phát triển các giác quan và khám phá mọi thứ, các mẹ nên đưa các khối hình, hộp rỗng… cho bé chơi.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 5.

Ngoài việc hỗ trợ con tập đi thì đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nên bố mẹ cần nói chuyện với trẻ nhiều hơn.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 6.

Một trong những sự thay đổi lớn nhất của con trong giai đoạn này là đã tự đi khá vững vàng. Bên cạnh đó, kỹ năng ngôn ngữ của bé trong giai đoạn này cũng phát triển và thậm chí, bé có thể hiểu nhiều hơn so với những gì bé có thể diễn đạt.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 7.

Lúc này, mẹ nên cùng bé chơi trò chơi để bé nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé hoặc đọc tên các vật quen thuộc tốt hơn. Tập cho bé sử dụng muỗng và ly để tự ăn uống. Mẹ cũng cần kiên nhẫn trong mọi việc với bé vì lúc này bé chỉ mới bắt đầu học cách điều khiển và biểu đạt bản thân.

Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua - Ảnh 8.

Đây có thể được coi là thời điểm "nổi loạn" của bé bởi ở độ tuổi này, bé có thể thực hiện nhiều hoạt động linh hoạt, có tính sở hữu và cá nhân cao. Vì vậy, mẹ cần lập ra những giới hạn cho con nhưng theo một cách đơn giản, dễ hiểu và không quá "khắt khe", đồng thời rèn luyện và cho con trải nghiệm những việc nhà cơ bản.

Điều quan trọng các mẹ nên nhớ là nên cho bé ra ngoài tiếp xúc với môi trường xung quanh càng nhiều càng tốt ngay từ khi còn nhỏ. Khi ra ngoài, các bé sẽ được tự do chạy nhảy, khám phá thế giới xung quanh và chơi các trò chơi kích thích sự phát triển trí tuệ.

Chia sẻ