Đặt giao cơm qua Grabbike mà gọi tài xế nhiều lần không bắt máy, khách hàng đang tức giận bỗng chạnh lòng khi đọc tin nhắn: Xin lỗi, mình câm!

Min,
Chia sẻ

Mình nói sao anh gọi mà không bắt máy, cũng không gọi cho anh. Thì mình thấy bạn ấy đưa tay lên miệng và lắc tay. Và mình mở điện thoại lên nhận được 1 dòng tin nhắn: "Xin lỗi, mình câm".

Chúng ta ai cũng nóng giận, nhưng có mấy ai biết rằng sự nóng giận có sức mạnh tàn phá khủng khiếp. Nó có thể lấn át lý trí, giết chết tình yêu và gây đổ vỡ nhiều mối quan hệ, thậm chí là đả thương người khác một cách ghê gớm thông qua lời nói hoặc hành động. Và cả bản thân mình cũng không tránh khỏi việc trở thành nạn nhân của sự tức giận.

Mãi cho đến khi, vào một khoảnh khắc nào đấy của đời người, chúng ta nhận ra sự nóng giận của bản thân được tạo nên bằng những những lý do vụn vặt, hoàn toàn không có thật, mà suýt chút nữa, nó đã khiến lương tâm chúng ta cắn rứt, hệt như người trong câu chuyện dưới đây.

Đặt cơm trưa mà gọi người giao hàng không bắt máy, anh bạn bỗng tức giận chuyển sang chạnh lòng vì nhận được tin nhắn này: Xin lỗi, mình câm! - Ảnh 1.

Lúc ấy, chắc có lẽ, chúng ta mới tự vấn lại bản thân mình và tự nhủ: từ nay khoan hãy nóng giận, chậm lại một chút để lắng nghe và thấu hiểu. Biết đâu, đằng sau cái lý do khiến chúng ta đang giận dữ là một câu chuyện hoàn toàn có thể cảm thông được.

"Đôi lúc ta khoan hãy tức giận mà hãy thông cảm. Thanh niên đặt grab giao cơm ăn trưa. Không thấy cuộc gọi, không thấy phản hồi, mình gọi điện thì cúp máy ngang. Trong lúc đói, mình cáu, khó chịu vì hành động đó của một người làm dịch vụ, nhưng mình cũng không có thói quen huỷ chuyến.

Trên map, grabbike vẫn chạy trên đường tới nơi rồi mà vẫn không gọi lại cho khách hàng. Mình lại gọi lại, vẫn cúp máy ngang. Tức quá mình chạy ra chỗ check của grabike ấy. Mình nói sao anh gọi mà không bắt máy, cũng không gọi cho anh. Thì mình thấy bạn ấy đưa tay lên miệng và lắc tay. Và mình mở điện thoại lên nhận được 1 dòng tin nhắn: "Xin lỗi, mình câm".

Không còn bực giận gì nữa, mà là một cảm giác khác...".

Đặt cơm trưa mà gọi người giao hàng không bắt máy, anh bạn bỗng tức giận chuyển sang chạnh lòng vì nhận được tin nhắn này: Xin lỗi, mình câm! - Ảnh 2.

Câu chuyện này được chính anh chàng nhân vật chính đăng đàn kể trên trang cá nhân mạng xã hội của mình, sau vài giờ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Tất nhiên, đọc xong câu chuyện này ai nấy đều không khỏi xúc động, chạnh lòng và nhận ra lắm lúc mình cũng giống anh chàng kia, cũng nóng giận vì gọi mãi cho một người mà người ta không bắt máy, đợi mãi một người mà không biết phải đợi đến bao giờ... hoặc ti tỉ hoàn cảnh tương tự.

Đặt cơm trưa mà gọi người giao hàng không bắt máy, anh bạn bỗng tức giận chuyển sang chạnh lòng vì nhận được tin nhắn này: Xin lỗi, mình câm! - Ảnh 3.

Nhưng chúng ta nào biết, trong những người làm cơn nóng của chúng ta bốc hỏa nơi đỉnh đầu ấy, cũng có người vì bất khả kháng, có lý do riêng hay thậm chí là một lý do khiếm khuyết đầy bẽ bàng như anh tài xế giao hàng trên. "Xin lỗi, mình câm" - câu nói ngắn gọn, giản dị, thật thà nhưng mang một sức mạnh lớn lao giúp thức tỉnh nhiều người nóng nảy: khoan giận dữ đi, biết đâu đằng sau lý do làm ta giận, hoàn toàn là một câu chuyện xót lòng đáng để cảm thông.

Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn, các bạn nhé!

(Ảnh: Facebook)

Chia sẻ