Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm

Lê Bảo,
Chia sẻ

Cha mẹ xui trẻ vượt hàng rào sờ đầu rùa lấy may, ngồi lên đầu rùa để chụp ảnh. Gửi xe với giá cắt cổ. Vứt tiển lẻ và rác khắp nơi… Đó là những hình ảnh đang diễn ra tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Cha mẹ xúi con sờ - ngồi lên đầu rùa

Có lẽ sau đợt nghỉ Tết, người dân trở lại Hà Nội nên Văn Miếu ngày 17/2 đông hơn bình thường. Lực lượng bảo vệ ở đây được tăng cường. Tuy nhiên họ cũng không thể ngăn được những hành động thiếu ý thức của người dân, đặc biệt là các ông bố - bà mẹ trẻ. Nhiều gia đình thường xúi trẻ nhỏ vượt qua hàng rào bảo vệ bia Tiến sĩ để sờ đầu rùa, tạo dáng chụp ảnh…

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 1
Mẹ xúi con chui qua hàng rào để vào khu bia Tiến sĩ sờ đầu rùa.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 2
Bé được mẹ chỉ huy ngồi đầu rùa để... chụp ảnh.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 3
Cô bé này được mẹ dặn: "Mỗi lần sờ đầu rùa xong đặt tay lên đầu mình lấy may".

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 4
Ngồi lên đầu rùa để mẹ chụp ảnh cho đẹp!

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 5

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 6
Đã mất công trèo vào trong phải sờ tất cả đầu rùa!

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 7
Bố ơi, con sờ hết rồi!

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 8
Người lớn cũng cố sờ để cầu tài. Họ làm vậy dù ngay gần đó có tấm biển cấm sờ và ngồi lên đầu rùa.

Vứt tiền lẻ bừa bãi, xả rác khắp nơi

Tiền lẻ được thả nhiều nhất tại khu vực Hồ Văn; điện thờ chính sân Thái Học. Một công nhân dọn dẹp tại đây cho hay “Hòm công đức thì người dân không cho vào, từ sáng đến giờ chúng tôi đã mấy lần tiến hành vớt tiền tại Hồ Văn rồi. Tiền sau khi vớt xong được rửa sạch, phơi khô rồi mới cho vào hòm công đức”. 

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 9
Thả tiền lẻ từ trên tầng 2 xuống mái ngói.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 10
Tủ trưng bày đồ cổ có một khe hở nhỏ cũng bị người dân "tống tiền" vào.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 11
Hoặc ném xuống Hồ Văn.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 12
Một ngày công nhân phải vớt tiền từ dưới hồ đến mấy lần.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 13
Tiền vớt lên sẽ được rửa sạch, phơi khô và cho vào công đức.

Còn tại tầng 2 của gian thờ chính, tiền lẻ được thả xuống dưới mái ngói la liệt. Bởi nhiều người quan niệm rằng, thả tiền xuống mái ngói để cầu cho học hành, thi cử tốt lành. 

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 14
Tại Sân Thái Học, người dân vô tư xả rác mặc dù những thùng gom rác được bố trí khá nhiều...

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 15
... khiến các công nhân làm việc không ngừng.

Bảo vệ “chém đẹp” khách gửi xe với giá cắt cổ

Quanh khu vực Văn Miếu có rất nhiều điểm gửi xe tự phát mọc lên. Điều đáng nói nhất là hầu hết tất cả các điểm trông gửi xe này đều do bảo vệ, trật tự của phường Văn Miếu giao nhiệm vụ. Giá gửi xe máy tại đây gấp nhiều lần so với quy định, dao động từ 20 – 30 ngàn đồng/lượt.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 16

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 17
Bảo vệ kiêm nhân viên trông xe được "giăng" quanh Văn Miếu.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 18
Và nhiệt tình đến "kinh ngạc".

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 19
Lực lượng này liên tục đứng vẫy khách, thậm chí tràn ra lòng đường "tóm khách". Tuy nhiên giá tiền lại thu gấp nhiều lần, từ 20 - 30 ngàn đồng/lượt/xe máy.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 20
Nên vỉa hè quanh khu vực này thành bãi trông xe.

Đáng buồn như... Văn Miếu những ngày đầu năm 21
Mặc dù có lực lượng công an phường túc trực nhưng lại làm ngơ với cánh hàng rong lộn nhộn trước cổng chính.

Ngày đầu năm mới ai cũng muốn đến Văn Miếu để cầu tài, cầu danh nhưng sự thiếu ý thức của người dân đã biến nơi tôn nghiêm này thành bãi rác.
Chia sẻ