Dân mạng thích thú trước clip "diễn như thật" của khán giả gameshow, việc nhẹ môi trường hấp dẫn là đây chứ đâu

Quiry,
Chia sẻ

Để đảm bảo hiệu ứng sôi nổi của chương trình truyền hình, các nhà đài phải tuyển chọn và thuê khán giả với mức catxe không hề bèo bọt.

Bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi các chương trình truyền hình, gameshow chuyên nghiệp từ khâu tổ chức cho đến cả... khán giả hay chưa? Ví dụ chương trình "Đường lên đỉnh Olympia", khán giả đồng lòng vỗ tay rất đều mỗi khi máy quay "lia" đến. Hoặc các chương trình với nội dung cảm động, người ngồi dưới cũng không thiếu cảnh rơi nước mắt hệt như diễn viên chuyên nghiệp. 

Thực ra, một phần khán giả trong các chương trình ấy đều đã được sắp đặt, lên kế hoạch từ trước.

Nghề khán giả, hay còn được biết đến với những tên gọi khác như nghề vỗ tay thuê, nghề cổ động viên, nghề ngồi xem gameshow... là một công việc chân chính trong cuộc sống này. Để biết sơ qua đặc điểm của nghề, hãy cùng xem đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên MXH Tik Tok những ngày gần đây:

Nhóm khán giả được chỉ đạo "diễn" trong gameshow "Giọng ải giọng ai".

Có thể thấy từ clip, một nhóm khán giả ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh với đủ kiểu trang phục đang làm theo hiệu lệnh của người điều khiển chương trình. Ví dụ vỗ tay, hô lớn khẩu hiệu trong các cảnh quay. Thậm chí, họ còn được yêu cầu quay sang nhau để bàn luận giống như đang biểu cảm, trò chuyện về thí sinh, phần trình diễn...

Thông thường, mỗi lần "diễn" đó, máy quay sẽ ghi lại và cắt ghép, thêm vào hậu kỳ để hoàn tất một tập. Sở dĩ các chương trình truyền hình, gameshow phải thuê khán giả là vì không phải lúc nào cũng có người chịu bỏ tiền hay có thời gian đi coi. Thậm chí, để đảm bảo hiệu ứng chương trình cũng như muốn khâu tổ chức chuyên nghiệp, xịn sò nhất có thể, ban tổ chức cũng đành lòng rút hầu bao thuê nhân viên "khán giả". 

Dân mạng thích thú trước clip "diễn như thật" của khán giả gameshow, hoá ra việc nhẹ môi trường hấp dẫn là đây chứ đâu - Ảnh 2.

Chia sẻ về nghề "khán giả", Tùng Lâm, một bạn sinh viên ở Hà Nội cho biết:

"Thực ra mình biết đến công việc này từ hồi còn học cấp 2, cấp 3. Khi đấy ở tỉnh mình hay tổ chức các chương trình thi về tri thức. Ngày đó mình còn là học sinh nên được đi cổ vũ bạn bè luôn, ban tổ chức cũng trả thù lao 70.000 đồng/2 giờ. Anh MC ở trên sẽ là người điều khiển, chỉ đạo vỗ tay trước khi vào chương trình. Máy quay ghi lại hết rồi hậu kỳ sẽ phụ trách dựng sao cho hấp dẫn. Nhiệm vụ của bọn mình sau đó là ngồi giữ trật tự, có chăng là được trả lời câu hỏi phụ khi thí sinh bị trả lời sai.

Dân mạng thích thú trước clip "diễn như thật" của khán giả gameshow, hoá ra việc nhẹ môi trường hấp dẫn là đây chứ đâu - Ảnh 3.

Khi lên Đại học mình vẫn thi thoảng làm công việc này để giải trí đầu óc, tăng thêm chút thu nhập. Có nhiều gameshow hay lắm như "Ai là triệu phú", "Hãy chọn giá đúng"... thậm chí những buổi biểu diễn ca nhạc của nghệ sĩ nổi tiếng cũng thuê khán giả tạo thêm hiệu ứng. Mức catxe bây giờ cũng tăng lên nhiều, tầm 150.000 - 200.000 đồng/buổi. Ăn mặc lịch sự, tác phong chuyên nghiệp, không quấy phá là sẽ được tuyển ngay. Mình hay tìm công việc này trên các nhóm của Facebook, họ tuyển nhiều nên cứ mạnh dạn đi mỗi lúc rảnh rỗi. Vừa có tiền, được ngồi điều hoà mà còn xem trước chương trình nữa, ai mà chẳng thích!"

Quả thật, công việc khán giả này hợp với tất cả các lứa tuổi. Thi thoảng nếu cảm thấy buồn chán với nghề nghiệp hiện tại, chị em hãy thử làm khán giả một ngày để lấy thêm cảm hứng và kiếm tiền ăn một bữa lẩu ngon lành nha!

Dân mạng thích thú trước clip "diễn như thật" của khán giả gameshow, hoá ra việc nhẹ môi trường hấp dẫn là đây chứ đâu - Ảnh 4.

Chia sẻ