Dân làng chê bai người đàn ông cầm cuốc xẻ núi suốt 22 năm nhưng phải phục sát đất khi biết kết quả

Nguyễn Ly,
Chia sẻ

Chỉ đến khi người đàn ông này mất đi, người ta mới nhận ra sự thật về việc làm của ông.

Ông Dashrath Manjhi và vợ Falguni sống ở một ngôi làng nghèo nhỏ thuộc vùng Gehlour, Ấn Độ. Dù nằm sát thành phố nhưng bị dãy nũi Gaya chia cắt nên để đến thành phố, dân làng phải đi đường vòng dài tới 56km. Việc này khiến ngôi làng đã nghèo lại bị cô lập, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công ở thành phố, đặc biệt là khi muốn đến bệnh viện.

Cũng vì lý do này, khi vợ ông Dashrath Manjhi lâm bệnh nặng, ông và vợ phải vượt hàng chục km đường vòng để đến bệnh viện bằng việc đi bộ. Nhưng đáng tiếc, trước khi đến được bệnh viện thì người vợ mà ông yêu thương đã qua đời.

Dân làng chê bai người đàn ông cầm cuốc xẻ núi suốt 22 năm nhưng phải phục sát đất khi biết kết quả - Ảnh 1.

Những dụng cụ thô sơ mà ông đã dùng để mở đường. Cái chết của vợ trở thành động lực to lớn giúp ông Dashrath "xẻ" núi mở đường cho dân làng tiếp cận thành phố nhanh chóng hơn.

Quá đau đớn, ông Dashrath quyết định mở đường qua núi để không ai phải trải qua bi kịch giống như ông nữa.

Ông dành nhiều ngày để sắm sửa dụng cụ, sau đó vác lên núi để đào đường.  Trong suốt 22 năm, ngày nào ông dậy từ sáng sớm, cầm cuốc xẻng, một mình lên núi, chỉ quay về khi đêm tối mịt mù và cơ thể đã mệt lử.

Biết việc ông làm sẽ giúp rút ngắn quãng đường đến thành phố nhưng ai cũng nghĩ rằng việc làm của ông quá xa vời và sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Cho đến năm 2007, sau hơn 2 thập kỷ nỗ lực, ông qua đời, người dân mới ngỡ ngàng với những gì ông làm được.

Dân làng chê bai người đàn ông cầm cuốc xẻ núi suốt 22 năm nhưng phải phục sát đất khi biết kết quả - Ảnh 2.

Con đường rộng 9m vào sâu 7m.

Dân làng chê bai người đàn ông cầm cuốc xẻ núi suốt 22 năm nhưng phải phục sát đất khi biết kết quả - Ảnh 3.

Cuộc sống dân làng ngày một đổi thay khi con đường mở ra.

Mọi người đều sững sờ khi ông Dashrath thực sự đã mở đường thành công. Con đường rộng 9m, sâu 7m cắt qua dãy núi. Giờ đây, thay vì phải đi bộ trên con đường vòng dài hơn 50 km, người dân chỉ cần đi chưa cần 5m qua con đường này là đến thành phố.

Cuộc sống của người dân địa phương dần khởi sắc kể từ khi có con đường này. Từ bệnh viện, trường học, chợ búa ngày trước tưởng chừng là điều quá xa vời, giờ đây lại tiếp cận dễ dàng hơn rất nhiều.

Người dân cũng bắt đầu đến thành phố tìm việc để trang trải cuộc sống. Mặc dù ông Dashrath không thể nhìn thấy cảnh ngôi làng của mình "thay da đổi thịt" như thế nào nhưng người dân địa phương giờ đây ai cũng ngưỡng mộ, biết ơn và coi người đàn ông này như người dẫn đường cho người dân ở ngôi làng nhỏ vào thế giới hiện đại.

(Nguồn: BT)

Chia sẻ