Da dầu nhưng thiếu ẩm khiến lỗ chân lông to ngoác và mụn hoành hành: Muốn khắc phục cần làm đúng 3 bước này

Linh Anh,
Chia sẻ

Bạn có đang gặp phải tình trạng da "éo le" thế này?

* Da dầu thiếu ẩm là tình trạng da thế nào?

- Tôi có làn da dầu, da rất dễ bị kích ứng, dùng kem lót đắt tiền cũng chẳng hết dầu.

- Sau khi rửa mặt, da tôi có cảm giác khô, đôi khi còn bong tróc nhưng da lại nhờn dính đến mức bóng nhẫy....

- Lỗ chân lông to ngoác, da dễ tiết dầu trong khi vẫn có cảm giác rất khô.

Vâng, đó chính là những vấn đề mà nàng da dầu thiếu ẩm nào cũng gặp phải. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, chắc chắn lỗ chân lông sẽ bít tắc và mụn trứng cá sẽ bùng phát trên làn da của bạn.

Da dầu nhưng thiếu độ ẩm - Ảnh 1.

* Nguyên nhân khiến da dầu bị mất nước

Nguyên nhân đầu tiên có thể do bạn tẩy da chết thường xuyên khiến các tế bào da chưa kịp phát triển đã bị loại bỏ, da càng ngày càng mỏng đi, tiết nhờn nhiều trong khi độ ẩm không giữ được.

Khi da mỏng hơn khả năng giữ nước kém hơn. Điều này cho phép nước trong da bay hơi vào không khí nhanh hơn đó là nguyên nhân khiến da thiếu ẩm. Khi đó tế bào da có xu hướng cố gắng tạo ra ngày càng nhiều dầu để che phủ da, ngăn sự mất nước trên da.

Da dầu nhưng thiếu độ ẩm - Ảnh 2.

Sau đó các lỗ chân lông bắt đầu mở rộng để giúp dầu dễ dàng tiết ra hơn. Càng về sau này lỗ chân lông càng to ngoác và dễ tắc nghẽn. Mụn trứng cá, mụn viêm có cơ hội phát sinh. Thậm chí da dầu thiếu ẩm cũng dễ xuất hiện nếp nhăn không kém da khô bong tróc.

* Lỗ chân lông to, da mặt nhờn mụn, da dầu thiếu nước nên dùng sản phẩm nào?

Đó là câu hỏi mà rất nhiều cô nàng trăn trở trong đầu bấy lâu nay. Rất nhiều cô nàng gặp phải tình trạng da như vậy. Tưởng da dầu thì luôn dồi dào độ ẩm nhưng không càng dầu càng dễ mất nước, cái đọng lại trên da chỉ là bã nhờn chứ không phải độ ẩm cần thiết.

Bước 1: Thay đồ dưỡng da trên bàn trang điểm

Các sản phẩm cần cẩn thận: Sản phẩm cần đặc biệt cẩn thận là khi chăm sóc da dầu thiếu ẩm là những dòng có chứa AHA, BHA, Retin A... những sản phẩm với công dụng tẩy da chết.

Đừng nghĩ tất cả những dòng này sẽ gây hại cho da bạn, và vứt bỏ ngay lập tức. Bạn cứ giữ lấy, sau khi cải thiện tình trạng mất độ ẩm, bạn vẫn có thể dùng và nhớ không dùng chúng cùng lúc và không dùng quá thường xuyên lên da của mình.

Da dầu nhưng thiếu độ ẩm - Ảnh 3.

Các sản phẩm cần bổ sung: Đó là những sản phẩm chứa hỗn hợp của Hyaluronic Acid, Vitamin E, Vitamin B3, Aloe Vera... là những thành phần cơ bản giúp dưỡng ẩm cho da. Và nếu ai thích dưỡng da với nhiều thành phần đặc biệt hơn bạn có thể chọn Centella asiatic, chiết xuất Life Plankton, Probiotics, nước cất Miracle Broth... cũng tập trung vào việc duy trì độ ẩm cho da.

Riêng Hyaluronic Acid (HA) cần chú ý một chút. Thành phần có nhiệm vụ thu hút nước vào các tế bào lâu, nhưng nếu bạn thoa sản phẩm chứa HA lên làn da khô và cùng lúc đó, không khí bên ngoài cũng đang rất hanh hao thì thậm chí, phần nước tích trữ sâu bên trong da còn bị hoạt chất này lấy đi và làn da thì trở nên khô ráp hơn. Vì vậy, bạn nên xịt khoáng cho da ngậm nước hoặc lau toner trước khi dùng HA như vậy mới phát huy tối đa công dụng của thành phần dưỡng ẩm vi diệu này.

Bước 2: Dùng dầu tẩy trang để làm sạch da

Với dầu tẩy trang, bạn chỉ cần dùng tay massage lên toàn bộ khuôn mặt, đầu ngón tay lúc nào cũng êm ái hơn so với việc lau nhiều lần bằng bông tẩy trang. Chưa kể khi dùng toner bạn cũng dùng bông thêm một vài lần lau tiếp theo nữa. Dầu tẩy trang loại bỏ lớp trang điểm sẽ giảm thiểu sự ma sát của bông tẩy trang lên da đối với làn da dầu thiếu ẩm.

Da dầu nhưng thiếu độ ẩm - Ảnh 4.

Bước 3: Tẩy tế bào chết cho từng vùng da cụ thể

Nếu bạn cảm thấy da bị bít tắc, muốn tẩy tế bào chết, bạn có thể thực hiện trên những điểm cụ thể. Không cần phải thoa cùng một loại kem tẩy da chết trên toàn bộ khuôn mặt, hoặc đắp mặt nạ bùn hết cả mặt vì có thể mỗi khu vực lại có tình trạng khác nhau.

Nếu muốn tẩy tế bào chết cho da để giúp lỗ chân lông thông thoáng, bạn có thể chọn tẩy tế bào chết tại chỗ da bắt đầu bị tắc, hoặc những vùng da có nhiều mụn và sau đó bôi dưỡng ẩm lên các vùng da khác để bổ sung độ ẩm. Điều này có thể được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình điều trị tình trạng da dầu mất nước nếu bạn muốn.

Da dầu nhưng thiếu độ ẩm - Ảnh 5.

Hãy tẩy da chết đúng cách với 1 - 2 lần/tháng. Vì đối với da dầu, da thiếu nước, bạn có thể muốn sử dụng chất tẩy tế bào chết nhiều hơn để ngăn ngừa tắc nghẽn, nhưng hãy lưu ý đừng để làn da của chúng ta bị xáo trộn nhiều hơn mức cần thiết. Do đó, các sản phẩm lựa chọn sử dụng phải cực kỳ nhẹ nhàng, và đừng quên đắp mặt nạ dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm sau mỗi lần tẩy tế bào chết cho da.

Nguồn: Cosmenet


Chia sẻ