Cuối tuần mà cứ ngủ kiểu này thì chẳng mấy mà đường ruột của bạn bị tàn phá nghiêm trọng

Minh Anh,
Chia sẻ

Việc thay đổi giờ giấc ngủ nghỉ giữa các ngày trong tuần có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe đường ruột.

Cuối tuần là thời điểm nhiều người thường thức khuya xem phim, lướt web rồi ngủ nướng vào sáng hôm sau. Tuy nhiên thói quen này có thể đang âm thầm phá hủy đường ruột của bạn. Chuyên gia khuyến cáo dù là cuối tuần, bạn cũng nên duy trì giờ giấc thức dậy như ngày thường.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu của Đại học King's College London (Anh) đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thay đổi giấc ngủ cuối tuần và hệ vi sinh đường ruột.

Cuối tuần mà cứ ngủ kiểu này thì chẳng mấy mà đường ruột của bạn bị tàn phá nghiêm trọng- Ảnh 1.

Thông tin về giấc ngủ của 934 người trưởng thành khỏe mạnh đã được thu thập và phân tích. Các nhà nghiên cứu phát xác định thấy, nhiều người có “giờ giấc sinh học xã hội” bị lệch, tức là thời điểm giữa giấc ngủ vào cuối tuần muộn hơn 90 phút so với ngày thường.

Giờ giấc sinh học xã hội bị lệch lạc là khi cơ thể khó thích nghi với sự thay đổi thời gian ngủ và thức. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu phân và máu của những người tham gia để đánh giá hệ vi sinh đường ruột, đồng thời khảo sát chế độ ăn uống của họ.

Kết quả cho thấy 16% số người tham gia gặp phải tình trạng lệch “giờ giấc sinh học xã hội”. Nhóm này có tỷ lệ vi khuẩn có hại trong đường ruột cao hơn. Họ cũng có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu calo như khoai tây và nước ngọt, đồng thời ít ăn trái cây, rau củ và các loại hạt giàu chất xơ. Thời gian ăn bữa đầu tiên trong ngày của nhóm này cũng muộn hơn so với nhóm còn lại. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi giờ giấc ngủ nghỉ vào cuối tuần ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, từ đó làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột.

Cuối tuần mà cứ ngủ kiểu này thì chẳng mấy mà đường ruột của bạn bị tàn phá nghiêm trọng- Ảnh 2.

Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả chuyên gia dinh dưỡng Kate Bermingham, thuộc Đại học King's College London, kết luận: "Việc thay đổi giờ giấc ngủ nghỉ vào mỗi cuối tuần khiến nhịp sinh học bị rối loạn mãn tính, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột. Duy trì giờ giấc ngủ nghỉ đều đặn và chế độ ăn uống lành mạnh là những thói quen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh".

Điều quan trọng nhất là thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ngay sau khi thức dậy, dù chỉ trong vài phút, cũng giúp điều chỉnh lại nhịp sinh học và giải quyết tình trạng mệt mỏi kinh niên. Dù bạn có ngủ lúc 2 giờ sáng thì vẫn nên cố gắng thức dậy lúc 7 giờ sáng như thường lệ.

Do đó, thay vì đặt mục tiêu thức dậy lúc 7 giờ, hãy chọn một khung giờ thức dậy phù hợp với bản thân. Khi thức dậy, hãy ra ngoài trời và tắm nắng khoảng 5 phút để điều chỉnh việc sản xuất melatonin và ổn định giấc ngủ.

Cuối tuần mà cứ ngủ kiểu này thì chẳng mấy mà đường ruột của bạn bị tàn phá nghiêm trọng- Ảnh 3.

Nếu cảm thấy thiếu ngủ, bạn có thể ngủ trưa nhưng chỉ nên ngủ khoảng 1-2 tiếng. Một nghiên cứu chung của Đại học Dược Chungnam, Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul và Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul chi nhánh Bundang cho thấy việc ngủ nướng quá 3 tiếng vào cuối tuần có thể làm tăng nồng độ protein phản ứng C, một dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm, bạn chỉ nên ngủ trưa trước 3 giờ chiều.

Duy trì thói quen ngủ đều đặn: Chìa khóa vàng cho sức khỏe toàn diện

Bạn có biết, việc duy trì một thói quen ngủ đều đặn không chỉ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn mà còn là một yếu tố then chốt để có sức khỏe toàn diện? Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, giấc ngủ thường bị xem nhẹ, nhưng tầm quan trọng của nó đối với cả thể chất và tinh thần là không thể phủ nhận.

Cuối tuần mà cứ ngủ kiểu này thì chẳng mấy mà đường ruột của bạn bị tàn phá nghiêm trọng- Ảnh 4.

Một trong những lợi ích rõ rệt nhất của việc ngủ đủ giấc và đúng giờ là cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Khi bạn có một lịch trình ngủ ổn định, cơ thể sẽ sản xuất và điều hòa các hormone một cách hiệu quả hơn, giúp giảm căng thẳng, lo âu và thậm chí là nguy cơ trầm cảm. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, lạc quan hơn và sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong ngày.

Giấc ngủ chất lượng còn nâng cao chức năng nhận thức. Trong khi ngủ, não bộ của chúng ta thực hiện các quá trình quan trọng như củng cố trí nhớ, xử lý thông tin và loại bỏ các chất thải tích tụ trong ngày. Khi ngủ đủ giấc, khả năng tập trung, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với học sinh, sinh viên và những người làm công việc đòi hỏi sự tư duy cao.

Chia sẻ