Cưng muốn xỉu anh ''bảo mẫu'' chăm sóc cả đàn vịt con cực siêu, "cân" tất việc ăn, ngủ đến đi chơi của 8 chú vịt

San San,
Chia sẻ

Các bạn vịt này biết nghe lời lắm mọi người ạ!

Trẻ con và thú cưng có một sự gắn kết rất đặc biệt. Có một người bạn nhỏ luôn ở bên cạnh sẽ khiến cho bé cảm thấy vui vẻ, yêu đời và có trách nhiệm hơn. Thay vì chọn cún, mèo, thỏ hay cá... thì cậu bé trong đoạn clip dưới đây lại cực kỳ yêu mến các chú vịt con, không phải 1 mà là tận 8 chú vịt. 

Hàng ngày, bé trai đều cho vịt đi chơi, ăn uống, nô đùa. Đàn vịt con "nghe lời" tăm tắp, lần lượt đi theo cậu chủ bé nhỏ. Dù là ở đâu thì đôi bạn thân lúc nào cũng dính lấy nhau, không rời nhau nửa bước. Cậu bé cũng rất ra dáng một người lớn khi chỉ huy đàn vịt rất siêu, săn sóc chăm bẵm từng con và không để cho chú vịt nào bị lạc. 

Bé trai quản lý cả đàn vịt siêu cưng

Đoạn clip siêu yêu truyền vitamin vui vẻ và tích cực khiến ai cũng phải mỉm cười. Đáng yêu thế này thì chỉ muốn xem mãi thôi, chắc hẳn bé trai phải chăm bẵm, thương yêu lắm nên 8 chú vịt con mới nghe lời đến vậy.

Cưng muốn xỉu cậu bé chăm sóc cả đàn vịt con cực siêu, "cân" tất việc ăn, ngủ đến đi chơi của 8 chú vịt  - Ảnh 2.

Chăm thú cưng như chăm đàn con nhỏ

Cưng muốn xỉu cậu bé chăm sóc cả đàn vịt con cực siêu, "cân" tất việc ăn, ngủ đến đi chơi của 8 chú vịt  - Ảnh 3.

Chạy theo mình đi chơi thôi nào!

Trên thực tế, rất nhiều gia đình cho con em mình nuôi thú cưng trong nhà. Điều này cũng có những lợi ích và bất cập riêng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo nhé:

Lợi ích khi cho bé nuôi thú cưng:

- Tăng cường khả năng vận động và chơi đùa: Để chăm sóc thú cưng bé sẽ phải vận động, chơi đùa với vật nuôi, giúp phát triển thể chất, sức khỏe cho trẻ. 

- Tập cách sống có trách nhiệm: Một đứa trẻ không được hình thành cách sống có trách nhiệm và quan tâm đến người khác thì thường rất ương bướng, ích kỷ. Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ sớm phát triển ý thức về trách nhiệm và biết chăm sóc người khác. Thú nuôi cần được quan tâm và để mắt mọi nơi mọi lúc nên những đứa trẻ thích thú cưng thường học được cách đồng cảm và từ bi. 

- Gia tăng sự bình tĩnh: Một số trẻ khi ở bên vật nuôi lại cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên người khác. Giống như người lớn, trẻ có xu hướng quay sang các con vật khi cảm thấy buồn, giận dữ hoặc khó chịu.

- Làm giảm căng thẳng: Âu yếm thú cưng giúp trẻ có cảm giác an toàn. Nhiều người khi buồn bực thường chơi với những thú cưng để cảm thấy thoải mái trở lại.

Cưng muốn xỉu cậu bé chăm sóc cả đàn vịt con cực siêu, "cân" tất việc ăn, ngủ đến đi chơi của 8 chú vịt  - Ảnh 4.

Những điều cần chú ý khi nuôi thú cưng

- Tìm hiểu kĩ thông tin về vật nuôi: Nó sẽ lớn đến mức nào? Những điều gì liên quan đến việc chăm sóc thú cưng? Con bạn có bị dị ứng không? Chi phí chăm sóc thú cưng là bao nhiêu? Con bạn có thể chăm sóc thú cưng không? Nếu bạn nuôi nhiều loài khác nhau, chúng có dễ gây xung đột với nhau không?

- Dạy trẻ phải sờ thú cưng nhẹ nhàng và biết khi nào không nên tiếp xúc với thú cưng (khi nó đang sợ hãi hoặc giận dữ). Hướng dẫn trẻ đừng để thú cưng liếm mặt và phải rửa tay trước khi ăn nếu chơi với vật nuôi.  

- Với trẻ sơ sinh: Không bao giờ để cũi của bé ở gần mèo hay bất kỳ một con vật nào khác. Không để trẻ mới biết đi ở một mình với vật nuôi vì có thể khiến vật nuôi khó chịu và chúng có thể cắn lại trẻ. 

- Trường hợp nhà bạn đang nuôi một chú thú cưng và bạn đang mang thai, hãy cẩn thận khi xử lý chất thải của mèo hoặc phân của những loại vật nuôi khác. Hãy đeo găng tay khi làm điều này để giảm nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

- Nếu thú cưng bị ốm, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ cho bạn biết thú cưng đang bị bệnh gì và nó có lây cho trẻ nhỏ hay không. 

- Tình trạng dị ứng vật nuôi khá phổ biến. Trẻ có thể bị kích thích bởi các tuyến bã trong da mèo hoặc nước bọt của chó. Thậm chí, dù ngừng nuôi những động vật này, những tác nhân gây dị ứng vẫn có thể tồn tại trong nhà đến 6 tháng. 

Chia sẻ