Cùng bị chó nhà nuôi cắn, một trong ba người lên cơn dại và tử vong MT, Theo Pháp luật và bạn đọc Chia sẻ Thích Tiêu điểm Thực phẩm chữa bệnh Chữa bệnh cùng chuyên gia Thực đơn chuẩn Eat Clean Bệnh theo mùaMùa xuânMùa hèMùa thuMùa đôngBệnh trẻ emBệnh tay chân miệngCảm cúmDị ứngBệnh tiêu hóaBệnh nãoBệnh phụ nữDậy thìPhụ khoaSản khoaMãn kinhTình dụcBệnh nam giớiDậy thìBệnh nam khoaTuyến tiền liệtTình dụcBệnh thường gặpBệnh về daBệnh về mắtBệnh xương khớpBệnh hô hấpBệnh tiêu hóaBệnh răng miệngBệnh tai mũi họngBệnh tiểu đườngBệnh tim mạchBài tiếtBệnh nội tiếtBệnh ung thưTâm lýBệnh văn phòngMỏi mắtMỡ bụngTáo bónMệt mỏiTrầm cảmPhòng bệnhThực phẩm phòng bệnhChế độ ăn uốngThói quen có lợiThói quen có hạiThuốcVitaminKhoáng chấtThực phẩm chức năngThuốc bổSức khỏe giới tínhChu kì kinh nguyệtĐặc điểm sinh lýPhần phụVòng 1Rối loạn nội tiếtSức khỏe sinh sảnBệnh phụ khoaNgừa thaiHiếm muộnVô sinhNạo phá thaiSẩy thaiMang thaiSau sinhSức khỏe tình dụcBệnh tình dụcNhu cầu sinh lýHam muốn tình dụcRắc rối phòng theLãnh cảmYếu sinh lýTư vấnTư vấn tình dụcTư vấn sinh sảnTư vấn giới tính Bị chó nhà nuôi cắn, 2 ngày sau con chó chết nhưng chủ quan nên cả 3 người bị chó cắn đều không đi tiêm phòng dại và một trong số 3 người đã tử vong do virus dại, còn hai người đã được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương điều trị. Ngày phòng chống bệnh dại: Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng bệnh? Theo điều tra dịch tễ của CDC Hải Dương, ngày 20/6, gia đình anh T mua một con chó con của chú vợ ở Mường La tỉnh Sơn La trọng lượng khoảng 2-3kg.Ngày 5/9 con chó có cắn vào chân anh Hoàng Thái Qu, 39 tuổi bạn anh T.Ngày 6/9 con chó tiếp tục cắn cháu Nguyễn Văn T. 21 tuổi là con trai anh T. Thấy vậy, anh Nguyễn Văn T. đã ra đánh liền bị chó cắn vào tay. Ngày 7/9/2020 con chó chết và được gia đình bỏ ra sông gần nhà. Cả 3 người sau khi bị con chó cắn đều không đi tiêm phòng bệnh dại.Ngày 17/10, anh T. xuất hiện các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi đã đi khám tại phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện.Ngày 21/10, anh T. được đưa lên Bệnh viện Tâm thần Hải Dương khám và đầu giờ chiều được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Lúc này, anh T. có biểu hiện sợ gió, sợ ánh sáng, sợ nước, nói lảm nhảm, chui gầm giường.Cần tiêm phòng ngay sau khi bị chó cắn để phòng bệnh dạiBiểu hiện của bệnh ngày càng nặng nên anh T. đã được chuyển sang khoa hồi sức cấp cứu trong tình trạng hôn mê phải thở máy. Đến 11h35 phút ngày 22/10 gia đình anh T đã xin đưa anh về nhà và buổi chiều đã tử vong.Theo CDC Hải Dương, hiện hai trường hợp bị chó cắn còn lại đã lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khám và theo dõi sức khỏe. Ngoài ra, đơn vị này cũng đã tiến hành rà soát tất cả những trường hợp tiếp xúc gần đặc biệt những người chăm sóc anh T. để được tư vấn sức khỏe.Theo các chuyên gia y tế khi bị chó cắn dù là chó lành hay chó dại cũng cần xử trí theo các bước sau:Bước 1: Vệ sinh vết thương: Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương. Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn. Bước 2: Băng bó vết thương Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông. Bước 3: Tiêm phòng Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc-xin phòng dại ngay sau bị chó cắn. Theo Pháp luật và bạn đọc Copy linkLink bài gốc Lấy linkhttp://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ Chia sẻ Thích Bệnh viện Nhiệt đớiPhòng bệnh dạiTử vong vì chó dại cắn