"Cửa sổ cuộc sống": Dự án cho phép người mẹ bất hạnh từ bỏ con, mang đứa trẻ đến với cuộc đời mới thay vì những cái chết oan uổng

LAN PHƯƠNG,
Chia sẻ

Trong 5 năm dự án "Cửa sổ cuộc sống", 39 đứa trẻ đã được cứu sống. Nó là một chiếc nôi được thiết kế giống lồng ấp, nơi người mẹ được giấu tên có thể bỏ rơi đứa con không mong muốn.

Dự án Hộp trẻ em hay còn gọi là "Cửa sổ cuộc sống"

Vào ngày 3/5/2015, theo sáng kiến của linh mục Công giáo người Ba Lan, Grzegorz Zwoliński, chiếc hộp trẻ em hay còn gọi là "Cửa sổ cuộc sống" đầu tiên đã xuất hiện ở Quận Liên bang Volga, Nga. 

"Cửa sổ cuộc sống": Dự án cho phép người mẹ bất hạnh từ bỏ con, cho đứa trẻ cuộc đời mới dưới tổ ấm khác nhưng còn gây nhiều tranh cãi - Ảnh 1.

"Cửa sổ cuộc sống": Dự án cho phép người mẹ bất hạnh từ bỏ con, cho đứa trẻ cuộc đời mới dưới tổ ấm khác nhưng còn gây nhiều tranh cãi - Ảnh 2.

Hộp trẻ em hay còn gọi là "Cửa sổ cuộc sống" là một thiết bị đặc biệt, đó là một chiếc nôi được thiết kế giống lồng ấp, nơi người mẹ được phép giấu tên và bỏ rơi đứa con không mong muốn. Không có máy quay phim và lính canh gần chiếc hộp. Một phút sau khi em bé được bỏ lại, chuông báo động và đèn sẽ được bật lên. Cảnh sát và bác sĩ sẽ được gọi đến để đưa đứa trẻ đi.

Ở Ba Lan, Cộng hòa Séc, Ý và một số quốc gia khác, những "Cửa sổ cuộc sống" như vậy phổ biến rộng rãi. Từ năm 2012, những chiếc hộp bắt đầu xuất hiện ở Nga. Trong vòng 4 năm, 20 "Cửa sổ cuộc sống" được mở ra và đã cứu sống 35 trẻ sơ sinh; 5 đứa trẻ trong đó sau này đã được mẹ ruột nhận lại.

"Cửa sổ cuộc sống": Dự án cho phép người mẹ bất hạnh từ bỏ con, cho đứa trẻ cuộc đời mới dưới tổ ấm khác nhưng còn gây nhiều tranh cãi - Ảnh 3.

"Cửa sổ cuộc sống": Dự án cho phép người mẹ bất hạnh từ bỏ con, cho đứa trẻ cuộc đời mới dưới tổ ấm khác nhưng còn gây nhiều tranh cãi - Ảnh 4.

Mục sư người Ba Lan quyết định mở "Ngôi nhà của bà mẹ đơn thân" ở Kirov, Nga. Ngôi nhà dành cho những người phụ nữ không có kế sinh nhai khi mang thai. Theo quy định, họ có thể là những nữ sinh, sinh viên hoặc thiếu nữ trẻ có mối tình đầu hoặc trải nghiệm tình dục kết thúc trong bi kịch. Những người phụ nữ bị gia đình đuổi đi hoặc không muốn nuôi đứa trẻ, bị bạn bè quay lưng, xã hội kỳ thị, cũng có thể đến đây trú ẩn.

Có rất ít lựa chọn cho những người phụ nữ như vậy và họ chỉ có thể sinh con rồi lang thang trên đường phố hoặc bỏ rơi đứa bé còn đỏ hỏn tại bất kỳ nơi nào. Hay chỉ còn một lựa chọn khác là phá thai để rồi họ có thể mất cơ hội có con suốt đời. Đó là những đối tượng mà dự án này muốn giúp đỡ.

"Cửa sổ cuộc sống" là một dự án từ thiện khác của linh mục Grzegorz Zwoliński. Nhưng không giống như "Ngôi nhà của bà mẹ đơn thân". Buổi lễ khai mạc diễn ra long trọng với sự tham dự của Đại sứ Vatican tại Nga, Phó Thống đốc Kirov Alexei Vershinin, đại diện Bộ Y tế khu vực và báo giới. Mọi người đều rất ủng hộ và chào đón chiếc hộp trẻ em đầu tiên ở quận liên bang.

"Cửa sổ cuộc sống": Nơi những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi được sống cuộc đời mới

Dù nhận được phản hồi tích cực nhưng chỉ một vài ngày ngay sau khi mở "Cửa sổ cuộc sống", các công tố viên Kirov đã đến thăm nơi đây. Những người thực thi pháp luật yêu cầu phải đóng ngay "Cửa sổ cuộc sống" và cho rằng dự án này mang dấu hiệu phạm pháp. Linh mục Grzegorz Zwoliński cũng bị thẩm vấn ngay sau đó.

"Cửa sổ cuộc sống": Dự án cho phép người mẹ bất hạnh từ bỏ con, cho đứa trẻ cuộc đời mới dưới tổ ấm khác nhưng còn gây nhiều tranh cãi - Ảnh 6.

Bất chấp lùm xùm liên quan đến luật pháp, ở thành phố Krasnodar, Nga, những chiếc hộp trẻ em cũng đã chứng minh được giá trị của chúng. Theo phó thống đốc khu vực, Anna Minkova, họ đã cứu sống 17 đứa trẻ sơ sinh. Chi tiêu cho những chiếc hộp trẻ em là không đáng kể và cũng không nên được tính toán quá kỹ, sinh mạng được cứu còn quý hơn tiền bạc.

Mỗi năm ở Nga có khoảng 500 trẻ em chết dưới tay của cha mẹ ruột. Năm 2019, theo thống kê chính thức, 136 trẻ em dưới 1 tuổi đã thiệt mạng tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

"Cửa sổ cuộc sống" là cơ hội và quyền sống cho những đứa trẻ như vậy. Dự án này được hỗ trợ bởi Ủy ban điều tra của Liên bang Nga, một số công tố viên khu vực và đại diện của chính quyền nhà nước và thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức công cộng của Nga và khu vực.

"Cửa sổ cuộc sống": Dự án cho phép người mẹ bất hạnh từ bỏ con, cho đứa trẻ cuộc đời mới dưới tổ ấm khác nhưng còn gây nhiều tranh cãi - Ảnh 7.

Trong 5 năm của dự án "Cửa sổ cuộc sống", 39 đứa trẻ đã được cứu sống. 6 em trong số đó đã trở về với gia đình ruột thịt của mình. Tất cả những đứa trẻ khác đều được nhận làm con nuôi. Và một trong những gia đình nhận nuôi đứa trẻ từ "cửa sổ cuộc sống" đã liên lạc với trưởng ban từ thiện cách đây 2 năm. Được biết, đứa bé đã lớn lên rất khỏe mạnh trong vòng tay yêu thương của bố mẹ nuôi. Và xét cho cùng thì kết quả của dự án chỉ có thể được đánh giá bởi những đứa trẻ bị bỏ rơi tại "cửa sổ cuộc sống", chỉ có chúng mới biết rõ phép màu này thần kỳ như thế nào.

Kết quả thống kê các trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại "cửa sổ cuộc sống" đã chứng minh rằng, dự án này không hề dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nhiều hơn trước. Mà "cửa sổ cuộc sống" chính là cơ hội dành cho người mẹ bất hạnh từ bỏ con, mang đứa trẻ đến với cuộc đời mới thay vì những cái chết oan uổng.

Nguồn: Arguments & Facts

Chia sẻ