Cứ đến giờ ăn con gào khóc và cầu cứu bố, mẹ quyết định dành ra 30 phút mỗi ngày khiến bé thay đổi

Thảo Hương,
Chia sẻ

Đối với bà mẹ trẻ, được nấu ăn cho con là một niềm hạnh phúc vô vàn.

Trẻ lười ăn luôn là vấn đề khiến các bậc làm cha mẹ phải đau đầu. Tình trạng này được hiểu đơn giản là bé không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết, do không cảm thấy ngon miệng dẫn đến bữa ăn kéo dài trên 30 phút thậm chí hàng tiếng đồng hồ.

Con gái chị Nguyễn Bến (33 tuổi, sống tại Bình Dương) là bé Cam (21 tháng tuổi) trước đây cũng từng rơi vào tình trạng như vậy. Vì mẹ bận bịu đi làm và không có người chăm nên chị Bến hay cho con ăn cháo để tiện lợi và không mất thời gian nấu nướng quá nhiều. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, Cam có biểu hiện không nhai, không hào hứng với việc ăn uống. Thậm chí, cứ đến giờ ăn là bé khóc và cầu cứu bố.  

"Sau một thời gian biếng ăn vậy khiến con hay ốm, chậm lớn, sợ hãi ăn và đôi khi sợ mẹ. Mình trăn trở và tìm lại phương pháp ăn cho bé, mình nghĩ rằng bé cũng như người lớn, nếu đồ ăn đa dạng bé sẽ có sự lựa chọn và biết con nên ăn gì. Thế là mình cố gắng và sắp xếp lại công việc để ưu tiên bữa ăn cho con.

Thường mình sẽ chuẩn bị nguyên liệu trước một ngày. Buổi tối hôm đó sau khi xong xuôi việc mình sẽ làm sẵn đồ cho ngày hôm sau chỉ việc nấu cho bé nữa thôi. Và mình sẽ cố gắng không lặp lại món trong 1 tuần để bé không bị chán", chị Bến tâm sự. 

Theo bà mẹ trẻ, việc mẹ nấu cơm cho con rất quan trọng, vì những năm đầu đời bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn não bộ, mẹ cần bên con nấu cho con ăn để theo dõi được sở thích của con, nhìn con ăn uống để hiểu con mình nhiều hơn, cùng con khám phá những thứ xung quanh, món ăn mới một cách trọn vẹn. Đó cũng là niềm hạnh phúc của người làm mẹ.

"Nên mình đã rất hối hận vì thời gian trước đã vì bận việc mà không chuẩn bị cho con được bữa ăn như vậy. Giờ đây mình cảm thấy rất hào hứng, vui vẻ và nhiều động lực trong việc nấu cho con mỗi ngày", bà mẹ trẻ trải lòng. 

Chị Bến và con gái. 

Cùng tham khảo một số công thức nấu ăn của chị Bến nhé. 

Cứ đến giờ ăn con gào khóc và cầu cứu bố, mẹ quyết định dành ra 30 phút mỗi ngày khiến bé thay đổi - Ảnh 4.

Mì sốt khoai tây + bò bằm - Mì luộc chín xong để ráo nước. Khoai tây luộc chín xay cùng bơ ghee thêm tí nước rồi đun cho sền sệt rồi rưới lên mì. Bò băm nhỏ phi thơm thêm chút gia vị vừa ăn.

Cứ đến giờ ăn con gào khóc và cầu cứu bố, mẹ quyết định dành ra 30 phút mỗi ngày khiến bé thay đổi - Ảnh 5.

Tôm càng xanh nướng phô mai bằng nồi chiên không dầu.

Cứ đến giờ ăn con gào khóc và cầu cứu bố, mẹ quyết định dành ra 30 phút mỗi ngày khiến bé thay đổi - Ảnh 6.

Óc heo hấp bí đỏ nguyên quả. Óc heo làm sạch, bí đỏ bỏ ruột, bỏ thêm chút gừng và nước mắm hấp khi nào bí chín thì dùng được. Món này khá ngon.

Cứ đến giờ ăn con gào khóc và cầu cứu bố, mẹ quyết định dành ra 30 phút mỗi ngày khiến bé thay đổi - Ảnh 7.

Cơm rau củ + trứng chiên cuộn rong biển

 Cách bỏ đói trẻ biếng ăn đúng chuẩn mẹ nên bỏ túi

1. Tuyệt đối không để trẻ cạn kiệt năng lượng

Nhiều mẹ thực hiện cách bỏ đói trẻ biếng ăn bằng để con hết sạch năng lượng và không cung cấp thức ăn. Lúc đầu chắc chắn các bé sẽ đói. Tuy nhiên khi con đói mệt quá, bé có thể sẽ lả đi và không thể hấp thu thức ăn tốt nhất.

2. Không áp dụng cách bỏ đói khi con có tình trạng sức khỏe không tốt

Những lúc con ốm, đau răng, tuần khủng hoảng... bé bị biếng ăn sinh lý là chuyện hết sức bình thường. Khi muốn áp dụng phương pháp bỏ đói trẻ, mẹ nên chọn thời điểm con khỏe mạnh, vui vẻ. Bé biếng ăn chỉ vì con mải chơi mà thôi.

3. Chờ đến khi con chấp nhận

Cách làm này đặc biệt thích hợp với trẻ chống đối, vừa thấy thức ăn là chạy. Thực tế ghi nhận rất nhiều trường hợp bé chưa chuẩn bị tâm lý để ăn như đang chơi, xem TV hoặc cảm thấy chán khi phải ngồi vào bàn ăn. Để đối phó với tình trạng này, mẹ có thể "chờ đến khi trẻ chấp nhận". Hãy ngừng cho con ăn và bắt bé "chờ đến lượt sau".

4. Khơi gợi sự thèm ăn của trẻ

Để bé nhịn 1 bữa sau đó mẹ có thể kích thích cơn thèm ăn và hình thành thói quen ăn uống của trẻ bằng cách nấu một món ăn ngon, những món bé thích... Và chờ đợi đến khi nào con muốn mẹ cho ăn thì mới cung cấp thức ăn cho bé.

Chia sẻ