Công việc bị gián đoạn đôi khi sẽ mang lại cảm xúc tích cực cho dân công sở!
Bị một thứ gì đó xen ngang khi đang làm việc không hẳn là xấu đâu nhé các nàng!
Đôi khi, trong giờ làm việc tập trung mà bị phân tâm bởi những thứ như lướt Facebook, nhắn tin, bị yêu cầu làm nhiệm vụ khác... thì con người dễ lo lắng, khó chịu. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, một số người có thái độ tích cực ngay cả khi công việc của họ bị gián đoạn.
Một nhóm nghiên cứu do Phó giáo sư Elana Feldman của Đại học Massachusetts Lowell dẫn đầu đã điều tra 35 người làm việc trong nhiều ngành công nghiệp một ngày khi bị xao nhãng. Tất cả đối tượng làm việc toàn thời gian và thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính như một phần công việc của họ.
Nhóm nghiên cứu đã ghi lại chi tiết về thời gian gián đoạn công việc, bao nhiêu công việc bị gián đoạn và cảm xúc của nhân viên thay đổi như thế nào vào thời điểm đó. Một ngày sau khi khảo sát được thực hiện, nhóm nghiên cứu phỏng vấn mọi người để tìm hiểu những gì bị gián đoạn và những gì họ đang làm khi họ dừng lại.
Theo kết quả điều tra, tổng cộng 256 lần gián đoạn đã được ghi lại. Trong số đó, 30% có liên quan đến những cảm xúc tích cực như phấn khích và hạnh phúc. Người ta cũng thấy rằng hơn 75% mọi người cảm thấy những cảm xúc tích cực bằng cách làm gián đoạn công việc của họ ít nhất một lần.
Theo phó giáo sư Feldman, nếu công việc bị gián đoạn vào đúng thời điểm, có khả năng cao sẽ nhận được những cảm xúc tích cực. Nghiên cứu năm 2005 chỉ ra rằng thời điểm thích hợp được xác định bởi dòng suy nghĩ não bộ, ví dụ như thời điểm chúng ta cần dừng công việc và giải lao, hoặc khi cần làm một việc gì khác gấp.
Phó giáo sư Feldman chỉ ra rằng "Nhiều người sống trong văn hóa phương Tây nghĩ rằng thời gian là một điều gì đó rất giá trị, quỹ thời gian lúc nào cũng bị hạn chế." Ngoài ra, cảm giác tích cực cũng được đem lại khi gián đoạn công việc có thời lượng ngắn.
Bên cạnh đó, giáo sư nói không chỉ thời gian mà cả mối quan hệ với những người làm gián đoạn cũng sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc. Nếu bạn có thiện cảm với người đã khiến bạn xao nhãng, ngay cả khi đó là thời điểm không phù hợp thì nhiều khả năng cảm xúc vẫn là tích cực. Ngược lại, nếu đó là một người ghét hoặc không tôn trọng bạn, thì bạn dễ bực tức và khó chịu hơn.
Phó giáo sư Feldman có thể áp dụng kết quả của nghiên cứu này để dạy nhân viên chú ý hơn đến việc khi nào, bằng cách nào và tại sao mọi người làm gián đoạn công việc của họ. Ví dụ như người sếp đôi khi có thể tổ chức buổi giải lao nhỏ, hoặc đưa 1 việc khác đến cấp dưới để mọi người vui vẻ và thoải mái.
Còn các chị em thì sao? Bạn có đồng ý rằng bị gián đoạn trong công việc sẽ đem đến những hiệu quả tích cực không?
Theo Gigazine