Công bố mới: Đã có vắc xin đặc trị chứng mất trí Alzheimer

Minh Võ,
Chia sẻ

Suốt nhiều thế kỷ, gần như công tác nghiên cứu bệnh Alzheimer không hề có bước nhảy vọt, nhưng bây giờ nó không còn là nỗi lo nữa bởi đã có vắc-xin đặc trị hữu hiệu đầu tiên trên thế giới.

Chế tạo thành công vắc-xin Alzheimer đầu tiên trên thế giới

Theo công bố mới nhất của một công ty chuyên về Công nghệ sinh học được thành lập bởi 2 mẹ con, họ đã phát triển thành công loại vắc-xin trị Alzheimer đầu tiên trên thế giới.

Công bố mới: Đã có vắc xin đặc trị chứng mất trí Alzheimer  - Ảnh 1.

Bệnh nan y Alzheimer hiện đang nhức nhối trong xã hội.

Cụ thể, tiến sĩ Chang Yi Wang - một nhà phát minh sinh học nổi tiếng trong lĩnh vực miễn dịch và sinh hóa đã hợp tác với con gái mình, cô Mei Mei Hu và con rể Louis Reese để sáng lập nên Khoa thần kinh học vào 4 năm trước.

Mei Mei Hu từ lâu đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer với đời sống hiện nay. Bởi vậy cô đã thúc giục mẹ cùng mình tập trung hoàn toàn vào việc nghiên cứu vắc-xin Alzheimer.

Mọi nỗ lực rồi cũng được đền đáp, trang United Neuroscience Inc. mới đây đã công bố kết quả đầy hứa hẹn đầu tiên. Đây là thành quả từ một thử nghiệm lâm sàng thí điểm ở vắc-xin Alzheimer, được gọi là UB-311 trên 42 bệnh nhân – Theo báo cáo từ Bloomberg.

Công bố mới: Đã có vắc xin đặc trị chứng mất trí Alzheimer  - Ảnh 2.

Vắc-xin là thành quả của tiến sĩ Wang (bên trái) cùng con gái mình là Mei Mei Hu.

Vắc-xin chứa các phiên bản tổng hợp của chuỗi axit amin, nó kích hoạt kháng thể tấn công protein Alzheimer trong máu. Điều làm cho vắc-xin của tiến sĩ Wang khác với các nghiên cứu trước, đó là nó tấn công protein Alzheimer mà không có bất kỳ tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể. Theo nhóm nghiên cứu, vắc-xin này có thể làm chậm sự khởi phát của bệnh Alzheimer trong vòng năm năm.

"Chúng tôi đã có thể tạo ra một số kháng thể ở tất cả bệnh nhân, và đó là điều cực kỳ khó tin mà một liều vắc-xin làm được. Tỷ lệ ngăn chặn Alzheimer của vắc-xin gần như là 100%. Cho tới nay, chúng tôi đã thấy được sự hồi phục hoàn toàn của các bệnh nhân Alzheimer thông qua một bài kiểm tra nhận thức chuyên biệt" – Tiến sĩ Wang thông tin tới tờ Wired.

Cũng theo tiến sĩ, Alzheimer là một căn bệnh khủng khiếp gây ra bởi các mảng bám phát triển trong mô não, ban đầu là mất đi tính cách và trí nhớ của bệnh nhân trước khi dẫn đến tử vong.

Công bố mới: Đã có vắc xin đặc trị chứng mất trí Alzheimer  - Ảnh 3.

Các mảng bám là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Việc không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám đó đã khiến các quy trình nghiên cứu Alzheimer gần như không có bước phát triển nhảy vọt nào, kể cả phương pháp chữa trị. Trong nhiều thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã tập trung vào việc phát hiện và phòng ngừa hơn là điều trị. Hơn 200 nghiên cứu thất bại vừa qua đã tạo tiền đề cho vắc-xin Alzheimer bây giờ thành công, với tỷ lệ ngăn chặn đến 98%.

"Dĩ nhiên bạn sẽ muốn thấy một tỷ lệ cao hơn, nhưng đây là con số lớn nhất chúng tôi có thể đạt được cho tới bây giờ. Nó cũng như một "viên đạn bạc" vậy, nếu người bệnh có thể tiếp nhận vắc-xin an toàn và vượt qua được giai đoạn đầu thì bệnh sẽ có dấu hiệu khởi sắc, và ngược lại" – James Brown, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về tuổi già thuộc Đại học Aston, phát biểu.

Vậy Alzheimer là bệnh gì, nghiêm trọng như thế nào?

Nó là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Alzheimer chiếm đến 60 – 80% trong các bệnh làm suy giảm trí nhớ. Nó làm người bệnh mất trí nhớ và tư duy đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Nguy hiểm hơn, Alzheimer sẽ ngày càng nghiêm trọng theo thời gian và dẫn đến tử vong.

Công bố mới: Đã có vắc xin đặc trị chứng mất trí Alzheimer  - Ảnh 4.

Bệnh Alzheimer khiến người mắc tử vong bất kể lúc nào.

Mặc dù các triệu chứng của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nhìn chung nó bao gồm: Lú lẫn, đi lạc ở những nơi quen thuộc, để đồ đạc không đúng chỗ và gặp khó khăn khi nói và viết. Không chỉ người bệnh mà cả người thân cũng chịu ảnh hưởng theo bởi vậy công tác điều trị và chữa bệnh Alzheimer thật sự rất khó khăn.

Cách phòng bệnh Alzheimer

1. Kích thích trí não

Hãy thường xuyên đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ, ghi chép lại các hoạt động trong ngày, thử học ngoại ngữ mới…

2. Tập thể dục thường xuyên

Chỉ cần tập 30 - 60 phút mỗi ngày các môn như bơi lội, nâng tạ, các bài tập phối hợp cân bằng hoặc các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng khả năng kết nối các mạch máu trong não và kích thích phát triển khả năng nhận thức.

3. Giao tiếp xã hội

Nên tham gia các hoạt động tình nguyện, hay gặp gỡ bạn bè và thường xuyên ra ngoài đi chơi, giao lưu…

4. Cải thiện chế độ ăn

Giảm đường, tránh các loại dầu hydro hóa như thức ăn nhanh hay thực phẩm đóng hộp, tiêu thụ nhiều Omega3, tăng cường trà xanh, bổ sung Vitamin B12, Vitamin E và axit folic…

5. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ thực sự ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trạng. Không nên ngủ quá nhiều vào buổi trưa, tắt đèn khi ngủ, thư giãn 1-2 giờ trước khi ngủ… là những cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

6. Kiểm soát căng thẳng

Khi bị stress, cơ thể bài tiết quá nhiều cortisol làm teo vùng hải mã của não, nơi đảm nhận việc xử lý trí nhớ và giúp não phát triển. Vậy nên hãy luôn trong tình trạng thoải mái nhé.

*Theo Nextshark

Chia sẻ