Con trai 7 tuổi đau bụng nhập viện, cả gia đình được phát hiện gan bị tổn thương vì loại đồ dùng trong nhà bếp

Hà Vũ,
Chia sẻ

Một gia đình 4 người đang có cuộc sống hạnh phúc,nhưng chỉ qua một đêm, cả nhà đều mang bệnh. Bố của Tiểu Trương đứng trong phòng khám, đôi mắt đỏ hoe, nhẹ giọng an ủi mẹ của Tiểu Trương đang đầy nước mắt và tự trách mình.

Mọi chuyện diễn ra vào một buổi chiều, khi cả nhà đang cùng nhau ăn uống vui vẻ thì đột nhiên Tiểu Trương, 7 tuổi, nói bị đau bụng. Gia đình tưởng cậu bé chỉ đau bụng bình thường thôi, ai ngờ mặt đứa trẻ tái xanh, người bố sợ hãi vội đưa luôn Tiểu Trương vào bệnh viện.

Con trai 7 tuổi đau bụng nhập viện, cả gia đình được phát hiện gan bị tổn thương vì loại đồ dùng trong nhà bếp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vốn dĩ chỉ nghĩ đơn giản là do dạ dày và ruột khó tiêu, nhưng cầm kết quả kiểm tra, khiến người mẹ bủn rủn chân tay: Tiểu Trương bị tổn thương gan do ngộ độc. 

Bác sĩ khuyên người bố nên đưa các thành viên khác trong gia đình đi kiểm tra, cuối cùng kết quả chẩn đoán đã được xác nhận: Cả 4 thành viên trong gia đình đều bị tổn thương gan ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình trao đổi với người bố, bác sĩ được biết tất cả bộ đồ ăn như thớt, đũa trong nhà đều làm bằng gỗ, đã sử dụng được hơn 2 năm. Bác sĩ cho rằng đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Con trai 7 tuổi đau bụng nhập viện, cả gia đình được phát hiện gan bị tổn thương vì loại đồ dùng trong nhà bếp - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bộ đồ ăn bằng gỗ có thể xuất hiện những đường nứt dễ thấy trên bề mặt do sử dụng lâu ngày, thường tiếp xúc với thức ăn đã trở thành ổ chứa aflatoxin, chất được biết đến là chất gây ung thư mạnh. Ngay cả khi nó được đun trong nước 100 độ C, rất khó để giết nó. Do đó, bộ đồ ăn cần được làm ráo nước ngay sau khi rửa và đặt ở nơi thông gió, điều này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các loại đồ gỗ như thớt, đũa gỗ nên thay thường xuyên, tối đa là 6 tháng/lần.

Một số phương pháp bảo vệ gan

Gan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, một khi tổn thương xảy ra thì không chỉ da mặt sạm đi, mụn mọc nhiều mà còn dẫn đến rụng tóc, bong tróc da, hôi miệng và các hiện tượng khác, vì vậy việc dưỡng gan cũng là điều không thể thiếu trong cuộc sống.

1. Uống nhiều nước

Nước là nguồn gốc của sự sống, để mọi chức năng cơ thể hoạt động trơn tru đều cần nước là chất vận chuyển cơ bản. Vì vậy, chúng ta phải tích cực bổ sung nước trong cuộc sống hàng ngày.

Việc bổ sung các loại thảo dược bổ gan, giải độc ngâm vào nước sẽ có tác dụng gấp bội:

Trà Atiso: Về đông y phân tích thì atiso có tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu, có tác dụng nhuận gan, lợi mật nên được dùng để giải độc cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu… nên uống 3- 4 cốc trà giải độc gan atiso mỗi ngày để phòng chống nhiều căn bệnh về gan, thận, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư, điều tiết sự lưu thông của mật.

Con trai 7 tuổi đau bụng nhập viện, cả gia đình được phát hiện gan bị tổn thương vì loại đồ dùng trong nhà bếp - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trà táo tàu: Y học cổ truyền Trung Hoa có câu: "Một ngày ăn ba quả táo, cả đời không thấy già". Táo tàu được mệnh danh là vị thuốc quý rất tốt cho gan. Trà táo tàu cũng là một loại trà giải độc gan được rất nhiều vua chúa, các bậc vương giả Trung Hoa xưa tương truyền và sử dụng.

Táo tàu với hàm lượng vitamin cao, có tác dụng "bổ trung ích khí, nuôi máu sinh tân", là loại thảo mộc bổ huyết, giúp gan thực hiện tốt nhiệm vụ thải độc, đốt cháy chất béo. Người bị bệnh gan hoặc gan yếu có thể uống trà giải độc gan bằng táo tàu ngâm, duy trì trong vòng một tuần sẽ giúp giải độc gan và tăng lượng protein huyết thanh trong cơ thể.

Trà nhân trần: Trà nhân trần là loại trà giải độc gan, mát gan được khá nhiều người sử dụng. Theo đông y thì nhân trần có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa. Trà nhân trần rất dễ uống và không gây mất ngủ. Uống trà nhân tràn khi nước còn ấm rất tốt cho sức khỏe, có thể phối hợp nhân trần với một số thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như: diệp hạ, cúc hoa…

Con trai 7 tuổi đau bụng nhập viện, cả gia đình được phát hiện gan bị tổn thương vì loại đồ dùng trong nhà bếp - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Trà hoa cúc: Theo Y Học Cổ Truyền, hoa cúc dùng làm trà giải độc gan, mát gan, có tác dụng thải độc gan trong việc tích lũy các hóa chất độc hại hoặc chất phóng xạ và loại trừ hiệu quả sức đề kháng thấp. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn một số các tác dụng như: ngừa ung thư, trị mất ngủ, hạ huyết áp, tiêu độc, nhuận gan, chữa đau kinh nguyệt và làm đẹp da.

2. Ăn nhiều rau và trái cây 

Việc bổ sung thức ăn có chất xơ thô cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe, một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người chỉ có thể ăn vào qua rau và trái cây, chất xơ hòa tan chứa trong nó có thể kết hợp với lượng mỡ thừa trong cơ thể. Đồng thời làm giảm áp lực phân hủy của gan và nâng cao hiệu quả giải độc.

Nguồn Sohu

Chia sẻ