Con trai 12 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối, vừa nghe người mẹ tiết lộ thói quen ăn sáng và uống nước của cậu bé bác sĩ đã hiểu nguyên nhân ĐỖ ĐỖ, Theo Pháp luật và bạn đọc Chia sẻ Thích Tiêu điểm Thực phẩm chữa bệnh Chữa bệnh cùng chuyên gia Thực đơn chuẩn Eat Clean Bệnh theo mùaMùa xuânMùa hèMùa thuMùa đôngBệnh trẻ emBệnh tay chân miệngCảm cúmDị ứngBệnh tiêu hóaBệnh nãoBệnh phụ nữDậy thìPhụ khoaSản khoaMãn kinhTình dụcBệnh nam giớiDậy thìBệnh nam khoaTuyến tiền liệtTình dụcBệnh thường gặpBệnh về daBệnh về mắtBệnh xương khớpBệnh hô hấpBệnh tiêu hóaBệnh răng miệngBệnh tai mũi họngBệnh tiểu đườngBệnh tim mạchBài tiếtBệnh nội tiếtBệnh ung thưTâm lýBệnh văn phòngMỏi mắtMỡ bụngTáo bónMệt mỏiTrầm cảmPhòng bệnhThực phẩm phòng bệnhChế độ ăn uốngThói quen có lợiThói quen có hạiThuốcVitaminKhoáng chấtThực phẩm chức năngThuốc bổSức khỏe giới tínhChu kì kinh nguyệtĐặc điểm sinh lýPhần phụVòng 1Rối loạn nội tiếtSức khỏe sinh sảnBệnh phụ khoaNgừa thaiHiếm muộnVô sinhNạo phá thaiSẩy thaiMang thaiSau sinhSức khỏe tình dụcBệnh tình dụcNhu cầu sinh lýHam muốn tình dụcRắc rối phòng theLãnh cảmYếu sinh lýTư vấnTư vấn tình dụcTư vấn sinh sảnTư vấn giới tính Không ít bác sĩ thắc mắc là vì sao Xiaojia mới 12 tuổi đã mắc bệnh ung thư phổi, trong khi đối tượng mắc căn bệnh này thường là nam giới độ tuổi 60, có thói quen nghiện thuốc lá... Chia sẻ của người mẹ đã khiến bác sĩ phải sững sờ. Loại thịt có khả năng gây ung thư cao bậc nhất được WHO cảnh báo nhưng nhiều người vẫn tiêu thụ mỗi ngày như một món khoái khẩu Cô gái xinh đẹp sinh ra không hề có tử cung và kinh nguyệt, vài thập kỷ sau mới vô tình biết được bí mật kinh khủng mà mẹ luôn giấu kín Thường xuyên ăn cơm nhưng vì sao người Nhật hiếm khi béo phì, lại còn sống thọ bậc nhất thế giới? Hóa ra cách họ tiêu thụ gạo cũng rất đáng để học tập Thời gian gần đây, Bệnh viện Ung thư Hồ Nam (Trung Quốc) đã tiếp nhận trường hợp của một cậu bé 12 tuổi tên là Xiaojia. Trước đó vào cuối tháng 7 năm nay, mẹ cậu bé là chị Chen (41 tuổi, làm việc tại Thâm Quyến) phát hiện con mình xuất hiện một cục u to bằng quả trứng cút ở phía trên xương quai xanh bên trái, không đau, không ngứa nên vội vàng đưa con đến bệnh viện địa phương kiểm tra.Kết quả sinh thiết khối u cho thấy kết quả ung thư vì vậy cậu bé được chuyển đến điều trị tại khoa Lồng Ngực số 2 tại Bệnh viện Ung thư Hồ Nam. Tại đây, bác sĩ đã làm các xét nghiệm liên quan và ra kết luận cậu bé 12 tuổi đã mắc ung thư phế quản phổi nguyên phát, giai đoạn cuối. Do bệnh nhân còn trẻ và thời điểm phát hiện bệnh muộn nên tiên lượng cực kỳ xấu.Xiaojia đang được thực hiện sinh thiết phổi.Bác sĩ Li Kang, công tác tại Bệnh viện Ung thư Hồ Nam cho biết: Ung thư phế quản phổi nguyên phát là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh liên quan đến khối u ác tính. Tuy nhiên, trong sự nghiệp của mình, kể cả trong cả khoa chúng tôi chưa từng gặp bệnh nhân nào nhỏ tuổi như cậu bé Xiaojia. Nhìn bề ngoài cậu bé trông có vẻ bình thường nhưng thực tế bệnh tình đã rất nghiêm trọng rồi.Vì sao cậu bé mới 12 tuổi đã mắc bệnh ung thư phổi?Ngay sau khi chẩn đoán bệnh tình của cậu bé Xiaojia, bác sĩ Wu Lin (trưởng khoa Lồng ngực số 2 của bệnh viện) đã tổ chức hội chẩn, thận trọng đưa ra các phương pháp điều trị cho cậu bé 12 tuổi này. Quyết định sẽ xét nghiệm di truyền và chuẩn bị cho hóa trị liệu toàn thân kết hợp với liệu pháp miễn dịch. Đồng thời, vì tình hình kinh tế của gia đình Xiaojia thuộc dạng khó khăn nên bác sĩ Wu Lin đã tổ chức ủng hộ quyên góp, mong có thể giúp đỡ gia đình cậu bé. Xiaojia đang được bác sĩ kiểm tra cơ thể.Các khu vực vòng tròn là hình ảnh xương bị ung thư xâm lấn.Tuy nhiên, điều không ít bác sĩ thắc mắc là vì sao Xiaojia mới 12 tuổi đã mắc bệnh ung thư phổi, trong khi đối tượng mắc căn bệnh này thường là nam giới độ tuổi 60, có thói quen nghiện thuốc lá.Lời chia sẻ của chị Chen đã khiến các bác sĩ hiểu ra mọi chuyện, chị kể rằng: "Con trai tôi không thường xuyên ăn sáng. Bữa trưa và bữa tối cháu thường chỉ ăn khoảng nửa bát cơm. Hầu hết gia đình tôi không uống nước đun sôi, chúng tôi thường uống nước ngọt và nước trái cây khi khát".Gia đình chị Chen thường uống nước ngọt thay nước lọc.Cũng theo chị Chen, con trai mình đặc biệt thích chơi game trên điện thoại di động. Đôi khi, cậu bé lén nghịch điện thoại trong khi bố mẹ đã ngủ muộn vào ban đêm, dẫn đến việc thường xuyên thức khuya và sinh hoạt thất thường.Thường xuyên ăn cơm nhưng vì sao người Nhật hiếm khi béo phì, lại còn sống thọ bậc nhất thế giới? Hóa ra cách họ tiêu thụ gạo cũng rất đáng để học tậpSau khi nghe chia sẻ của chị Chen, bác sĩ Wu Lin đánh giá tỷ lệ mắc ung thư phổi ở trẻ nhỏ tuy thấp nhưng hầu hết nguyên nhân khởi phát ung thư phổi đều có liên quan đến ô nhiễm môi trường, thói quen xấu (chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ), căng thẳng tinh thần, yếu tố di truyền... Bệnh nhân 12 tuổi này dù không hút thuốc lá nhưng có thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, đây rất có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi.Bác sĩ cũng lưu ý rằng, việc ăn đều đặn 3 bữa/ngày và thời gian làm việc, nghỉ ngơi đều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý.Làm sao để phòng ngừa bệnh ung thư phổi?Theo số liệu năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu, có tỷ lệ tử vong cao nhất. Bệnh ung thư phổi chiếm tỷ lệ 13% các loại ung thư, với tỷ lệ tử vong cao gấp đôi 26%. Dù vậy, bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh nếu thực hiện một số việc sau đây:- Bỏ hút thuốc lá. - Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Các loại rau, củ, quả, hạt… cung cấp cho cơ thể ta một cách tự nhiên nhất hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại các yếu tố gây ung thư phổi.- Tránh các loại khí độc hại như khói thuốc, khói bếp.- Hạn chế uống rượu bia.- Tăng cường vận động thể dục, thể thao.- Có thói quen sinh hoạt lành mạnh: Nếu chúng ta ăn uống điều độ, rèn luyện vận động cơ thể thường xuyên, thì sức đề kháng tốt hơn và ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư.- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể cân bằng lại sau một ngày hoạt động, học tập hay làm việc. Mỗi người nên ngủ đủ từ 7-8 tiếng đồng hồ vào buổi tối, tránh việc thức khuya ngủ ngày hoàn toàn không tốt cho cơ thể và trí óc.(Theo Sohu, QQ) Theo Pháp luật và bạn đọc Copy linkLink bài gốc Lấy linkhttp://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ Thường xuyên ăn cơm nhưng vì sao người Nhật hiếm khi béo phì, lại còn sống thọ bậc nhất thế giới? Hóa ra cách họ tiêu thụ gạo cũng rất đáng để học tập Chia sẻ Thích Bệnh ung thư phổiUng thư giai đoạn cuốiUng thư phế quảnBệnh ung thưĂn sáng sai cách