Con ít nói, lầm lì cha mẹ đừng so bì với chúng bạn mà hãy tiếp cận bằng 9 cách làm tinh tế này

Hà Chu,
Chia sẻ

Liệu những trẻ hướng nội có khó dạy bảo hơn trẻ hướng ngoại?

Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều bậc phụ huynh đều muốn con mình hướng ngoại hơn. Bởi chúng dễ dàng hòa nhập cộng đồng, mạnh bạo, năng động, được yêu quý và gặt hái những thành công sau này. Ngược lại, cha mẹ lại cảm thấy buồn phiền khi con hướng nội, thậm chí cố tìm một cách nào đó để thay tâm đổi tính chúng.

Liệu bạn có cho rằng quan điểm trên là đúng không?

Con ít nói, lầm lì cha mẹ đừng so bì với chúng bạn mà hãy tiếp cận bằng 9 cách làm tinh tế này - Ảnh 1.

1. Những đặc điểm thường thấy của trẻ hướng nội

Trẻ có tính cách hướng nội thường ngượng ngùng trong cách diễn đạt cảm xúc. Giỏi ăn nói hoàn toàn không phải sở trường. Và điều này sẽ khiến chúng thường xuyên rơi vào trạng thái sầu não.

Thần kinh não của trẻ hướng nội thường phát triển tương đối dài khi phải xử lý đồng thời 2 loại thông tin là cảm xúc và phân tích vấn đề.

Đại não của trẻ nội tâm hài lòng với việc đọc sách, suy tư sâu sắc. Bởi vậy, những trò mạo hiểm, bất ngờ sẽ không tạo được sự hưng phấn như trẻ hướng ngoại.

Trẻ hướng nội dễ tự ái, thường dễ để tâm tới khuyết điểm, thiếu sót của bản thân thay vì tự hào những tài năng, ưu điểm. Những lúc bị tổn thương, chúng sẽ lấy nước mắt rửa trôi đau khổ trong một góc lặng lẽ.

Trẻ hướng nội có sự tập trung cao, kiên trì hăng say làm những công việc chúng thấy thích thú trong thời một thời gian dài, mải mê đến quên ăn quên ngủ.

Trẻ hướng nội rất sâu sắc, có thể tâm sự trong lòng không nhiều nhưng chúng thích tự suy ngẫm nhiều hơn thay vì nói ra. Cho nên trong những câu chuyện cuộc sống, có khi chúng còn tỏ tường hơn cả những người đang bàn tán xôn xao đấy.

Trẻ hướng nội có thể hơi làm phật lòng cha mẹ một tí khi không chào hỏi người xung quanh. Có thể chúng quan niệm rằng một cái gật đầu, mỉm cười bẽn lẽn hay ánh mắt chăm chăm nhìn đã là chào hỏi rồi.

Một vài đặc điểm kể trên cho thấy trong cuộc sống, trẻ hướng nội chú tâm rất nhiều vào trạng thái tâm lý bản thân mà phớt lờ những hoạt động chúng không thấy hứng thú. Ngược lại, trẻ hướng ngoại sẽ có xu hướng tập trung nhiều năng lượng vào thế giới bên ngoài nên ít khi có cảm giác một mình, cô đơn.

Trẻ hướng nội thích thú nói chuyện về những khám phá mới lạ.

Con ít nói, lầm lì cha mẹ đừng so bì với chúng bạn mà hãy tiếp cận bằng 9 cách làm tinh tế này - Ảnh 2.

2. Sai lầm trong cách giáo dục trẻ hướng nội

Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu trẻ hướng nội bị bài xích, giễu cợt từ bạn bè, bị uốn nắn nghiêm khắc từ cha mẹ không những không thể khám phá hết tiềm năng, ưu điểm mà còn luôn trong tâm trạng oán trách bản thân. Bởi theo thói quen, chúng thường nhìn vào nội tâm của mình để đánh giá suy xét một vấn đề. Chúng chưa đủ trưởng thành về nhận thức để biết được một hành vi là đúng hay sai nên dẫn đến tâm lý sợ giao tiếp vì sợ bị lặp lại những kích động này. Cho nên vấn đề tính cách không hẳn do đặc điểm cố hữu của trẻ hướng nội mà đôi khi lại đến từ cách nhìn lệch lạc của xã hội mà thành.

Con ít nói, lầm lì cha mẹ đừng so bì với chúng bạn mà hãy tiếp cận bằng 9 cách làm tinh tế này - Ảnh 3.

3. Sức mạnh của trẻ hướng nội trong thế giới không bao giờ ngừng nói

Hướng ngoại, hướng nội chỉ là từ vựng khi miêu tả về một ai đó. Trong nhiều hoàn cảnh, tính cách hướng ngoại dường như lại được đánh giá cao hơn. Chẳng hạn như những học trò thảo luận sôi nổi trong lớp được coi là có tố chất, hay cha mẹ mát lòng mát dạ khi thấy con cái "thi triển" khả năng hoạt ngôn trôi chảy với khách lạ. Còn trẻ hướng nội thì luôn thể hiện bằng một sự thận trọng, thích yên tĩnh và suy nghĩ thấu đáo hơn. Vậy thì, trẻ hướng nội khi lớn lên có thật sự kém hơn trẻ hướng ngoại như mọi người vẫn nghĩ? Trẻ hướng nội thích lắng nghe nhiều hơn lên tiếng, thích mày mò sáng tạo hơn là tự đề cao bản thân, thích tự thân độc lập hơn làm việc nhóm. Những tính cách âm thầm này đã mang lại đóng góp lớn lao cho sự phát triển xã hội ngày nay. Đó là J.K Rowling với bộ tiểu thuyết bán chạy nhất Harry Potter nuôi dưỡng tuổi thơ đầy sắc màu của trẻ nhỏ, Mark Zuckerberg với bộ não mạng xã hội nổi tiếng thế giới Facebook, Albert Einstein với cơ học lượng tử và học thuyết tương đối là trụ cột chính của vật lý học hiện đại…

Thực tế đã cho thấy rằng, trẻ hướng nội sở hữu vô vàn ưu điểm tuyệt vời. Chẳng hạn như:

Chúng luôn là những đứa trẻ biết lắng nghe, luôn sẵn sàng khi một ai đó cần trải lòng. Và đó chính là lý do giải thích tại sao những nhà lành đạo hướng nội lại chiếm số đông hơn hướng ngoại.

Chúng rất giỏi tự tìm cảm hứng, thích khám phá cuộc sống theo một cách riêng. Tính cách này đặc biệt phát huy hiệu quả trong lúc suy nghĩ về ý tưởng, lập kế hoạch.

Chúng rất kiên nhẫn, sẵn sàng tự "cô lập" mình tập trung tối đa sức lực trong một thời gian dài để hoàn thành công việc mà không bị phân tâm như trẻ hướng ngoại.

Chúng rất thận trọng, thường suy xét một vấn đề nào đó kỹ càng trước khi hành động.

Thật ra, trẻ hướng nội mới là những thiên tài giao tiếp. Trái với trẻ hướng ngoại hay kể lể dài lê thê không hồi kết, không trọng tâm thì câu chuyện của trẻ hướng nội lại ngắn gọn, súc tích và tinh tế.

Con ít nói, lầm lì cha mẹ đừng so bì với chúng bạn mà hãy tiếp cận bằng 9 cách làm tinh tế này - Ảnh 4.

4. Mách nước cha mẹ 9 chỉ dẫn nuôi dạy trẻ hướng nội

Trước hết, cha mẹ cần nhận thức rằng con hướng nội không phải là chuyện đáng e ngại mà là một cơ hội để sớm khai phá những tài năng tiềm ẩn bên trong. Tiến sĩ Marti Olsen Laney, tác giả cuốn sách Món quà ẩn dấu từ trẻ hướng nội, cho rằng tính khí này là bẩm sinh mặc dù cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng.

Hướng nội giống như nhóm máu của một người và không thể thay đổi. Được sống là chính mình vì đây mới là nguồn hạnh phúc lớn nhất của mỗi đừa trẻ. Bởi vì trong hành trình phát triển và trưởng thành, nếu con người cố gắng để giống với một hình mẫu nào đó thì sau này, họ sẽ lại tự hỏi bản thân rằng mình thực sự là ai.

Cha mẹ không nên thể hiện sự "xấu hổ" đối với con cái. Cũng đừng gọi tên con là "nhút nhát". Bởi những hành vi vô ý sẽ góp phần hình thành tính cách tự ti, coi thường bản thân và khó phát triển được những khả năng sáng tạo tiềm ẩn, ưu điểm của loại tính cách hướng nội.

Cố gắng tương tác tối đa, khơi gợi thế giới cảm nhận bên trong trẻ hướng nội. Khi chúng cảm thấy mâu thuẫn, mất phương hướng, chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, bạn hãy tìm cách kéo chúng ra khỏi đó. Có thể một thú nuôi sẽ giúp chúng tránh xa những ký ức đó.

Tích cực động viên con tham gia hoạt động mà bản thân chúng luôn rụt rè, sợ hãi. Hành động này sẽ giúp chúng thoát khỏi vòng an toàn và vượt lên chính mình. Bên cạnh việc giúp đỡ con hòa nhập cộng đồng, cha mẹ cũng nên giúp con tạm dừng cuộc chơi sớm nếu thấy chúng mất động lực, chán ngán.

Khuyến khích, tạo điều kiện giúp con trau dồi niềm đam mê. Có như vậy, chúng mới hứng tham gia vào các hoạt động có những người bạn cùng sở thích và thấy hạnh phúc hơn.

Trẻ hướng nội ít bạn bè bởi chúng cần một mối quan hệ ổn định, đồng cảm chứ không phải là sự quảng giao hời hợt.

Khi gặp khó khăn, cha mẹ dạy trẻ hướng nội bằng cách làm mẫu để con bắt chước. Bạn chủ động lắng nghe, giữ phong thái bình tĩnh, giao tiếp bằng mắt và tự tin nói dõng dạc 3-5 câu thể hiện rõ ràng quan điểm. Trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều qua tấm gương của cha mẹ đấy.

Cha mẹ chủ động gặp thầy cô, cán bộ lớp để nhờ sự quan tâm giúp đỡ sát sao hơn.

Nguồn: Quietrev

Chia sẻ