“Con ghét bố!” - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân

Thược Dược,
Chia sẻ

Cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: "Con ghét bố!" để tỏ thái độ phản đối kịch liệt. Chị sững sờ còn chồng chị cũng phải giật thót khi nghe con nói như vậy. Vợ chồng chị qua đó mới ý thức được mình đã thật sự sai lầm.

Cha mẹ là những người gần gũi nhất với mỗi đứa trẻ. Thế nhưng, vì một số nguyên nhân, người cha dần khiến con mình nảy sinh “thất vọng” và "xa lánh". Trong rất nhiều gia đình, cha mẹ thường chỉ nghe thấy trẻ nói những câu đại loại như: “Con muốn mẹ đi cùng”, “Mẹ ôm con đi!”, "Mẹ chơi cùng con!"... "Bố" không hề tồn tại trong suy nghĩ và lời nói của trẻ.

Chị Hoàng Lan (33 tuổi, Hà Nội) khổ sở chia sẻ, thậm chí khi chị có việc phải ra ngoài, giao con cho chồng trông, cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: "Con ghét bố!" để tỏ thái độ phản đối kịch liệt. Chị sững sờ còn chồng chị cũng phải giật thót khi nghe con nói như vậy. Vợ chồng chị qua đó mới ý thức được mình đã thật sự sai lầm.

“Con ghét bố!” - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân - Ảnh 1.

Cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: "Con ghét bố!". (Ảnh minh họa)

Tại sao trẻ thường thích mẹ hơn?

Đặc điểm tính cách của người cha

Người bố chăm sóc con cái thường không được tinh tế, tỉ mỉ và ôn hòa như người mẹ. Trẻ nhỏ lại thích được nựng nịu, vỗ về, dỗ dành, thành ra chúng rất khó gắn bó thân thiết với bố. Chưa nói, một số ông bố vốn tính ít nói, hay có vẻ ngoài dữ tợn, hoặc ăn to nói lớn, khiến cho những đứa trẻ với sự mẫn cảm rất lớn khó mà thân thiết với bố.

“Con ghét bố!” - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân - Ảnh 2.

Bố = Người vô hình

Thật sự mà nói, tình yêu của bố dành cho con chẳng hề kém so với người mẹ. Có điều họ không biết biểu đạt như thế nào mà thôi, hoặc cách người bố thể hiện tình cảm của mình lại không hợp "thị hiếu" của trẻ.

Cũng có một bộ phận người cha lười biếng, không muốn bỏ công sức và thời gian để chăm sóc trẻ, bồi dưỡng cảm tình cha con. Họ tự vỗ ngực cho rằng mình ra ngoài kiếm tiền nuôi sống cả gia đình đã đủ, việc nhà và con cái là của người vợ. Chuyện nuôi con, chơi với con họ chẳng tham gia chút xíu gọi là có. Từ ấy, họ trở thành "người vô hình" trong mắt các con của mình.

Nếu người cha đã nhận ra sai lầm của mình và muốn đền bù cho con, khi ấy ứng xử của người mẹ là rất quan trọng.

“Con ghét bố!” - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân - Ảnh 2.

Thời gian dành cho con nhiều hơn, chắc chắn mức độ thân thiết, gắn bó của bố và con sẽ theo đó tăng lên. (Ảnh minh họa)

Những điều một người mẹ khôn ngoan sẽ làm

Giúp con “nhìn” thấy bố

Có một câu chuyện như này: người cha vì mải mê với điện thoại di động, không chơi cùng con gái, đến giờ ăn cơm hoặc con làm sai gì đó, người cha luôn to tiếng quát mắng con. Dần dà, con gái không còn muốn nghe cha nói chuyện, thậm chí trong tiềm thức không hề tồn tại hình bóng người cha.

Khi người cha ý thức được sự việc, người mẹ đã ra tay tương trợ. Cô bày trò chơi trốn tìm, người cha là người bịt mắt, mong hóa giải mối quan hệ giữa chồng và con gái. Trò chơi ấy giúp con gái của họ nhìn thấy bố theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

“Sang tay” việc chăm con khi người cha về nhà

Khi người cha tan sở về nhà, người mẹ hãy tìm một cớ thích hợp để tách ra khỏi con, giao cho người cha cùng chơi với con. Người bố có thể chạy bộ, xem tivi, nói chuyện phiếm với con. Thời gian dành cho con nhiều hơn, chắc chắn mức độ thân thiết, gắn bó của bố và con sẽ theo đó tăng lên.

Trong giai đoạn ấu thơ của mỗi đứa trẻ, sự hiện hữu của người cha là vô cùng quan trọng. Nhu cầu được người cha chăm sóc, chơi đùa trong trẻ rất mãnh liệt, chính vì vậy hy vọng mỗi người bố sẽ nghiêm túc và dành nhiều tâm sức hơn đối với những đứa con của mình, đừng bao giờ biến thành người vô hình trong mắt chúng.

Chia sẻ