Con gái dùng điện thoại của bố để gọi 100 tô mì xào, cách phụ huynh xử lý sau đó nhận mưa lời khen vì quá hợp tình hợp lý

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Ngay sau khi sự việc xảy ra, hầu hết ý kiến bình luận đều khen ngợi cách xử sự bình tĩnh và nhân văn của ông bố. Tuy nhiên nhiều người cũng thắc mắc, 1 đứa bé 4 tuổi sao có thể tự gọi đồ ăn?

Ngày nay, điện thoại thông minh đang là xu hướng thịnh hành, không chỉ người lớn mà rất nhiều trẻ em đã làm quen từ khi còn nhỏ. Đôi khi, những đứa trẻ cầm điện thoại của bố mẹ cũng gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười.

Hai ngày trước, một cô bé 4 tuổi ở Cát Lâm, Trung Quốc lấy điện thoại di động của bố và gọi mì xào. Vì đói, ban đầu bé chỉ có ý định bắt chước bố gọi 1 phần để ăn nhưng lại gọi nhầm đến 100 tô.

Con gái dùng điện thoại của bố để gọi 100 tô mì xào, cách phụ huynh xử lý sau đó nhận mưa lời khen vì quá hợp tình hợp lý - Ảnh 1.

Vì đói, ban đầu bé chỉ có ý định bắt chước bố gọi 1 phần để ăn nhưng do chưa quen nên bấm nhầm đến 100 tô.

Bố của bé gái thấy nhân viên giao thức ăn cứ tưởng là bữa ăn của con nhận được từ giải thưởng của một trò chơi, nhưng thấy số lượng mì xào giao đến tận nhà ngày càng nhiều, anh bắt đầu nhận thấy có gì bất thường. Xem lại lịch sự đặt hàng trên điện thoại, anh hốt hoảng thấy tài khoản bị trừ tiền triệu vì 100 tô mì.

Người bố không khỏi có chút tức giận và tiếc tiền. Tuy nhiên trong vài phút sau đó, anh lấy lại bình tĩnh, đặt 100 tô mì ngay ngắn trên sàn nhà. Cuối cùng anh để lại 8 tô ở nhà, 92 tô mì còn lại đem đi mời những công nhân vệ sinh gần đó.

Về phần "thủ phạm", vì cô bé mới 4 tuổi nên bố không mắng mỏ gì, chỉ hỏi tại sao lại gọi món nhiều như vậy. Bé trả lời "Con đói" khiến người cha chỉ biết cười xòa.

Con gái dùng điện thoại của bố để gọi 100 tô mì xào, cách phụ huynh xử lý sau đó nhận mưa lời khen vì quá hợp tình hợp lý - Ảnh 2.

Cuối cùng người bố để lại 8 tô ở nhà, 92 tô mì còn lại đem đi phát cho công nhân vệ sinh gần đó.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, hầu hết ý kiến bình luận đều khen ngợi cách xử sự bình tĩnh và nhân văn của ông bố. Tuy nhiên nhiều người cũng thắc mắc, 1 đứa bé 4 tuổi sao có thể tự gọi đồ ăn?

Một người nêu ý kiến: Cháu trai tôi năm nay mới 4 tuổi và đã có thể tải game từ điện thoại di động về và tự chơi. Bạn có thể nghĩ rằng một đứa trẻ 4 tuổi không biết chữ thì làm sao có thể tìm được trò chơi? Nó rất đơn giản, đứa trẻ biết rằng điện thoại có điều khiển bằng giọng nói, vì vậy nó có thể nói trực tiếp. Một số trẻ thậm chí có thể sử dụng điều khiển bằng giọng nói từ TV để tải trò chơi và chơi một mình.

Một người mẹ khác cho biết, con gái 5 tuổi của cô từng mua hai chiếc váy trên điện thoại di động, đúng màu hồng yêu thích. Khi được hỏi làm sao biết mật khẩu thanh toán, cô bé tiết lộ rằng đã ghi nhớ khi xem mẹ gọi món.

Con gái dùng điện thoại của bố để gọi 100 tô mì xào, cách phụ huynh xử lý sau đó nhận mưa lời khen vì quá hợp tình hợp lý - Ảnh 3.

Đứa trẻ thực sự thông minh hơn chúng ta tưởng.

Đứa trẻ thực sự thông minh hơn chúng ta tưởng. Vì vậy, nếu một em bé vô tình thực hiện một thao tác không mong muốn với điện thoại khiến bạn mất tiền hoặc gặp những rắc rối không đáng có khác, cha mẹ thực sự không nên trách trẻ. Thay vào đó, hãy cài mật khẩu hoặc lưu ý để điện thoại của mình tránh xa tầm tay của trẻ.

Để thay đổi thói quen sử dụng điện thoại nhiều ở trẻ thì bố mẹ cũng cần hạn chế sử dụng điện thoại khi về nhà. Thay vào đó hãy dành thời gian để chơi hay trò chuyện cùng con. Hàng ngày tại gia đình, bố mẹ có thể tổ chức các hoạt động thú vị để trẻ quên đi việc sử dụng điện thoại như hướng trẻ chơi thể thao, làm việc nhà,…

Khi cho trẻ sử dụng điện thoại bố mẹ cần cùng với con thống nhất một số nguyên tắc chung như: thời gian nào sử dụng, thời lượng mỗi lần, nội dung gì được xem,… Và bố mẹ cần thực hiện điều này nghiêm túc, tránh việc mềm lòng khi con năn nỉ hoặc lúc bận lại bỏ qua, dẫn đến việc con thấy nguyên tắc không được thực hiện, từ sau trẻ sẽ không tuân thủ nữa.

Chia sẻ