Cô gái trẻ kể về căn bệnh mang đến những cơn đau đáng sợ mà chị em nào cũng có thể mắc

Huyền Nguyễn,
Chia sẻ

Lydia Fisher và Mared Wyn Roberts đều là hai nữ sinh nhưng đã sớm được chẩn đoán mắc căn bệnh phụ khoa đáng sợ - lạc nội mạc tử cung.

Về bản chất, lạc nội mạc tử cung chính là trường hợp các mô lẽ ra phải phát triển trong tử cung lại được tìm thấy ở các phần khác trong cơ thể người bệnh, phổ biến nhất ở vùng chậu. Những mô này phản ứng với hormone theo cách tương tự niêm mạc tử cung, nhưng do không có lối thoát (như niêm mạc tử cung bong ra và theo máu kinh ra ngoài trong thời gian có kinh nguyệt) nên có thể gây viêm nhiễm, sẹo và sự kết dính, dẫn tới hậu quả là các cơn đau nghiêm trọng cùng nhiều triệu chứng khác.

Cô gái trẻ kể về căn bệnh mang đến những cơn đau đáng sợ mà chị em nào cũng có thể mắc - Ảnh 1.

Lạc nội mạc tử cung chính là trường hợp các mô phát triển ngoài tử cung.

Ở Anh, khoảng 1,5 triệu phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Không có thuốc chữa bệnh này nhưng chị em hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và việc chẩn đoán định kỳ có thể cứu nhiều người khỏi hàng năm trời sống trong những cơn đau liên tiếp.

Cùng lắng nghe chia sẻ của hai cô gái trẻ Lydia nhân dịp Tuần lễ Nâng cao nhận thức về bệnh Lạc nội mạc tử cung năm 2017.

Câu chuyện của Lydia

Khi Lydia Fisher được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng khủng khiếp trong kỳ kinh, bác sĩ lại chỉ đơn giản thông báo rằng: Đó là chuyện bình thường của phụ nữ. Lydia kể lại: "Một bác sĩ nữ nói, tôi cần phải biết kiểm soát bản thân, và rằng, chuyện này phụ nữ ai chẳng bị. Tôi cảm thấy rất bức xúc vì tôi biết rõ ràng có điều gì đó không ổn".

Cô gái trẻ kể về căn bệnh mang đến những cơn đau đáng sợ mà chị em nào cũng có thể mắc - Ảnh 2.

Lydia Fisher thường phải nghỉ học 2 tuần/tháng chỉ vì căn bệnh lạc nội mạc tử cung.

Thời điểm đó, Lydia mới 16 tuổi và cô bắt đầu bị đau mỗi khi tới kỳ nguyệt san từ năm lên 10. Cô cũng thường xuyên bị chảy máu kinh rất nhiều và rất lâu trong mỗi lần có kinh nguyệt. Cô gái trẻ nhớ lại: "Những cơn đau hết sức tồi tệ. Tôi thường bị són tiểu mỗi khi đến ngày ‘đèn đỏ’ và trong suốt thời gian rụng trứng bởi vì tôi không thể kiểm soát nổi bàng quang của mình. Năm 14 tuổi, tôi buộc phải nghỉ học 2 tuần mỗi tháng chỉ vì kỳ nguyệt san khủng khiếp đến nỗi tôi phải nằm liệt giường. Tôi chẳng có chút giao tiếp xã hội nào. Tôi đã thử đủ mọi loại thuốc và thuốc tránh thai nhằm kiểm soát triệu chứng nhưng xem ra chẳng loại nào công hiệu".

Năm 16 tuổi, khi lần đầu quan hệ tình dục, cơn đau của Lydia càng trở nên dữ dội. "Đau tới nỗi, tôi phải tự nhủ với mình rằng: ‘Tại sao con người lại cần sex làm gì chứ? Thật kinh khủng!’. Tôi bắt đầu khóc lóc hàng giờ sau đó", cô chia sẻ.

Khi các cơn đau bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của Lydia, cô đã yêu cầu giấy giới thiệu để được bác sĩ phụ khoa khám bệnh nhưng phải đợi trong vòng 6 tháng.

Cô gái trẻ kể về căn bệnh mang đến những cơn đau đáng sợ mà chị em nào cũng có thể mắc - Ảnh 3.

Năm 16 tuổi, khi lần đầu quan hệ tình dục, cơn đau của Lydia càng trở nên dữ dội.

Tôi đã khóc vì cảm giác được giải toả!

"Ngày hôm sau, một bác sĩ khác gợi ý rằng có thể tôi bị lạc nội mạc tử cung. Tôi chưa từng nghe nói tới bệnh này trước đây. Tôi tự tìm hiểu và đã khóc vì cuối cùng cũng phát hiện ra đúng là căn bệnh đó. Bởi tôi nhận thấy từng triệu chứng một", Lydia kể tiếp.

Đó cũng là lúc Lydia tới gặp bác sĩ phụ khoa. Cô được tiêm một loại thuốc tránh thai có tên Depo-Provera, tác dụng trong 12 tuần, nhưng nó lại khiến cô "liên tục chảy máu". "Tôi kiệt sức. Sau đó, tôi gặp một bác sĩ phụ khoa khác, nhưng cô ấy nói tôi quá gầy để có thử thực hiện nội soi bụng". Cách duy nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung là qua soi bụng - một máy quay được đưa vào khung chậu không qua một vết rạch nhỏ gần rốn.

Lydia đã vô cùng thất vọng. Mặc dù cô đã tự chi trả để được gặp một bác sĩ phụ khoa khác nhưng anh ta cũng không phải chuyên gia về lạc nội mạc tử cung. Cô cho rằng mọi bác sĩ phụ khoa đều giống nhau vì họ đều nói "nếu là lạc nội mạc tử cung thì chẳng thể làm gì được hết, cô phải học cách sống chung với nó thôi".

Cô gái trẻ kể về căn bệnh mang đến những cơn đau đáng sợ mà chị em nào cũng có thể mắc - Ảnh 4.

Cuối cùng cô cũng tìm được bác sĩ quan tâm thực sự đến căn bệnh lạc nội mạc tử cung của mình.

Tình cờ, Lydia gặp một người cũng mắc bệnh giống cô và được gợi ý tới phòng khám của nhóm chuyên gia Cardiff. Hiện mới chỉ có duy nhất 1 trung tâm Nội soi phụ khoa tại Wales, ở Cardiff. Ở Anh, có 49 trung tâm như vậy. Nhiệm vụ của các chuyên gia tại trung tâm là cải thiện các tiêu chuẩn khám bệnh, thúc đẩy đào tạo và khuyến khích trao đổi thông tin trong những kỹ thuật phẫu thuật tiếp cận nhỏ nhất dành cho những người bệnh nữ gặp rắc rối về phụ khoa.

"Lại một lần nữa, tôi tự trả mọi chi phí khám chữa bệnh - lần này để gặp bác sĩ hàng đầu của trung tâm. Ông hứa sẽ giúp tôi. Ông là bác sĩ đầu tiên tôi từng gặp, giúp tôi có cảm thấy thoải mái và thấu hiểu những gì tôi đã trải qua. Ông đã điền tên tôi vào danh sách người chờ soi bụng để chẩn đoán bệnh vào tháng 4 năm ngoài. Thật không may, do trung tâm quá đông nên danh sách chờ dường như dài vô tận.

Phẫu thuật nội soi bụng để chẩn đoán bệnh cho tôi đã bị hoãn tới 2 lần nhưng tôi được thông báo, có thể tiến hành trong tháng này. Khi có kết luận cuối cùng, tôi sẽ công khai kết quả bởi tôi chỉ muốn giúp càng nhiều cô gái càng tốt. Nếu tôi có thể giúp dù chỉ một người được chẩn đoán, tôi sẽ sung sướng lắm", cô cho biết.

Cô gái trẻ kể về căn bệnh mang đến những cơn đau đáng sợ mà chị em nào cũng có thể mắc - Ảnh 5.

Một hình ảnh lạc nội mạc tử cung.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung

Những triệu chứng kinh điển của bệnh bao gồm đau nghiêm trọng trong hoặc giữa các chu kỳ kinh nguyệt; mỗi lần bị hành kinh đều ra rất nhiều máu, trong thời gian dài và có khi thất thường; những vận động ở ruột gây đau; đau ở bàng quang và đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Cực kỳ mệt mỏi, uể oải cũng là một triệu chứng rất phổ biến khác của lạc nội mạc tử cung. Thường thì căn bệnh này dễ bị chẩn đoán nhầm, dẫn tới hậu quả, chẩn đoán chính xác bị trì hoãn, những xét nghiệm không cần thiết và đôi khi, cả những phẫu thuật không cần thiết. Tất cả những việc này để lại tác động sâu sắc lên tinh thần và khả năng thành công của một phụ nữ trong học tập cũng như công việc.

Số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế Anh thiệt hại 8,2 tỷ bảng/năm do bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là căn bệnh phụ khoa phổ biến thứ hai ở đất nước này.

Không có giới hạn tuổi cho người bị mắc lạc nội mạc tử cung

Debbie Shaffer, người điều hành tổ chức Fair Treatment for the Women of Wales, cho biết, nhiều phụ nữ đã phải đối mặt với khó khăn khi người khác không coi trọng lời họ nói chỉ vì họ còn quá trẻ. "Bất chấp những hiểu lầm theo hướng ngược lại, thực tế là không có giới hạn độ tuổi nào cho việc mắc lạc nội mạc tử cung. Bệnh đã được phát hiện ở trẻ sơ sinh, phụ nữ hậu mãn kinh, thậm chí cả ở nam giới - những người đang trải qua một dạng điều trị ung thư đặc biệt nào đó. Yếu tố chung có vẻ là nguyên nhân gây bệnh liên quan tới hormone. Do đó, phụ nữ bắt đầu gặp rắc rối với lạc nội mạc tử cung ngay khi bước vào tuổi dậy thì và đôi khi trước khi dậy thì.

Nội mạc tử cung có khả năng sản sinh ra hormone của chính nó. Do đó, thậm chí với những phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh (một cách tự nhiên hoặc do kết quả một loại thuốc hoặc phẫu thuật) vẫn có thể có các triệu chứng.

Đối với phụ nữ trẻ và đặc biệt các bé gái, điều quan tọng là họ cảm thấy mình có thể thổ lộ về những triệu chứng, có thể thách thức những lối nghĩ cũ và quan điểm sai lầm và phải được hỗ trợ hiệu quả nhằm tìm ra cách chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp. Việc này có thể tạo nên khác biệt lớn lao và lâu dài với sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của họ".

(Nguồn: Wale/Shape/Health)

Chia sẻ