Cô gái chỉ có 1/3 bộ phận sinh dục vì mắc hội chứng cực kỳ hiếm

Trọng hiếu,
Chia sẻ

Một cô gái 23 tuổi ở Canada sinh ra với 2/3 âm đạo bị khuyết không thể sinh con theo cách tự nhiên nhưng vẫn lạc quan với mong ước được làm mẹ như bao phụ nữ khác.

 Cô gái chỉ có 1/3 bộ phận sinh dục vì mắc hội chứng cực kỳ hiếm - Ảnh 1.

Briana Fletcher sinh ra mà không có cơ quan sinh dục hoàn chỉnh. Ảnh: Daily Mail

Briana Fletcher ở tỉnh Nova Scotia, Canada mắc hội chứng MRKH bẩm sinh, khiến hệ thống sinh sản kém phát triển, đồng nghĩa việc không thể mang thai. MRKH là hội chứng rất hiếm, chỉ 1/5.000 phụ nữ mắc phải.

Chỉ tới khi phát hiện không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, Fletcher mới nhận ra cơ thể mình có vấn đề. “Đó là đầu mối đầu tiên”, cô nói. “Bác sĩ lúc đó cho rằng nguyên nhân do tôi thiếu cân”.

Năm 16 tuổi, Fletcher trải qua nhiều xét nghiệm khác. Kết quả siêu âm cho thấy cô không có tử cung và thiếu hơn 2/3 âm đạo.

“Bác sĩ phụ khoa lúc đó còn nói chưa từng biết trường hợp nào như tôi. Bà ấy nói đã phải nghiên cứu rất nhiều để ra kết luận như vậy”, cô gái 23 tuổi cho hay.

Chia sẻ về đời sống tình dục với chồng chưa cưới Erik Meaney, Fletcher nói cô phải đối mặt với “nhiều thử thách”. “Tôi thấy việc sử dụng chất bôi trơn và quan hệ chậm rãi khiến tôi dễ chịu hơn”, cô gái nói.

Dù thực tế hội chứng MRKH khiến Fletcher không thể mang thai, nhưng cô có nhiều lựa chọn để có con như ghép tử cung, tìm người mang thai hộ hoặc nhận con nuôi.

Việc không thể mang thai không có nghĩa là bạn không phải phụ nữ. 1/8 cặp vợ chồng phải đối mặt với bệnh vô sinh”, cô nói.

Hội chứng MRKH cũng liên quan đến các vấn đề về thận và biến đổi xương. Trong trường hợp của Fletcher, cô gái cũng bị vẹo cột sống và có vấn đề về thận.

Hội chứng Rokitansky, hay MRKH (Mayer Rokitansky Küster Hauser), là hiện tượng bất thường bẩm sinh khi âm đạo, tử cung và cổ tử cung không đầy đủ.

Phụ nữ mắc bệnh này sẽ có buồng trứng hoạt động bình thường, do đó sẽ có những dấu hiệu bình thường của tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt hoặc có khả năng thụ thai.

Cơ quan sinh dục của người mắc MRKH hoàn toàn bình thường nếu nhìn bên ngoài nên đây cũng chính là lý do MRKH thường không được phát hiện mãi tới khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì.

Chia sẻ