Cô gái 27 tuổi bị cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường, bác sĩ tiếc nuối nói "2 dấu hiệu ở chân rõ như thế vẫn lười không đi viện sớm"

Minh Võ,
Chia sẻ

Mới 27 tuổi, cô gái này đã phải bị cắt cụt 2 bàn chân vì biến chứng bệnh tiểu đường, tất cả do chủ quan trước các dấu hiệu sớm.

Nhân vật chính trong câu chuyện này là An Noãn, một phụ nữ 27 tuổi người Trung Quốc. Cô là tiếp viên hàng không, có ngoại hình và nhan sắc xinh đẹp, được nhiều khách hàng và đồng nghiệp quý mến. Tuy nhiên sự nghiệp và cuộc đời cô dường như chấm hết, chỉ vì một lần chủ quan không phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tiểu đường ở chân.

Hôm nọ, An Noãn đến một tiệm nail để sửa lại móng chuẩn bị đi làm. Do vô ý nên nhân viên có làm rách 1 phần da trên chân, nhưng cô không để tâm và nghĩ vết thương sẽ nhanh chóng lành thôi. Vậy nên, cô bỏ qua và tiếp tục đi làm như bình thường.

Cô gái 27 tuổi bị cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường, bác sĩ ngán ngẩm: 2 dấu hiệu ở bàn chân rõ như thế vẫn lười không đi viện sớm - Ảnh 1.

An Noãn (trái) là một tiếp viên hàng không giỏi giang, được nhiều người yêu mến.

Sau khoảng 1 tuần, An Noãn bắt đầu thấy vết thương không lành mà còn chuyển biến tiêu cực. Những ngón chân bắt đầu thâm đen còn toàn bộ bàn chân thì ngả màu xám xịt, giống như máu tụ vậy. Tuy rất muốn đi khám nhưng do tính chất công việc, cô không thể xuống máy bay mà phải làm cho tới khi hết ca.

Khi vừa bàn giao xong công việc, cô liền tức tốc chạy tới bệnh viện vì quá đau không chịu nổi nữa. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ xác định An Noãn đã bị tiểu đường trong một thời gian nhưng cô không hề biết. Còn bàn chân giờ đã bị hoại tử quá nặng, nếu không cắt bỏ sẽ lan ra các cơ quan khác và ảnh hưởng tính mạng.

Nghe xong, An Noãn dường như sốc nặng và không đứng vững nữa, cả cuộc đời cô sau này sẽ làm sao khi phải nghỉ việc, còn mất toàn bộ 2 chân… Lúc ấy cô vẫn cố chấp cho rằng bác sĩ chẩn đoán sai, hãy kiểm tra kỹ lại và đưa ra phương án chữa trị khác. Nhưng tính mạng cô giờ như "chỉ mành treo chuông", không phẫu thuật ngay thì không cứu được.

Cô gái 27 tuổi bị cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường, bác sĩ ngán ngẩm: 2 dấu hiệu ở bàn chân rõ như thế vẫn lười không đi viện sớm - Ảnh 2.

Khi đến viện, An Noãn vẫn không thể chấp nhận được sự thật là phải cắt chân...

2 dấu hiệu bệnh tiểu đường ở chân, nhiều người hay bỏ qua

Theo các bác sĩ điều trị cho An Noãn, dù là người trẻ hay người già đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tuyệt đối không được chủ quan. Trong số này, có khoảng 15% bệnh nhân sẽ xuất hiện những dấu hiệu sớm ở bàn chân, cụ thể như sau:

- Cảm thấy di chuyển khó khăn

Khi nồng độ đường huyết trong cơ thể tăng quá cao, chúng sẽ gây tổn thương ở xương và các dây thần kinh khiến bạn thấy đau ở chân. Nhiều người sẽ đau nhức hàng ngày ở 2 chân, nhiều đêm đau quá không ngủ được. Đi đứng thì loạng choạng, không thể leo cầu thang và không giữ được dép khi di chuyển.

Ở trường hợp của An Noãn, cô có thấy đau chân nhưng vẫn nghĩ là do tính chất của tiếp viên hàng không, phải đứng nhiều trên máy bay nên chỉ mỏi chân thông thường. Chưa kể công việc này còn phải dùng giày cao gót nên tạo áp lực lên bàn chân nhiều, khiến bệnh nhanh chóng trở nặng.

Cô gái 27 tuổi bị cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường, bác sĩ ngán ngẩm: 2 dấu hiệu ở bàn chân rõ như thế vẫn lười không đi viện sớm - Ảnh 3.

Đi bộ thấy đau chân, mệt mỏi thì hãy cẩn thận bệnh tiểu đường.

- Vết thương ở chân mãi không lành

Người khỏe mạnh khi bị thương sẽ tự lành sau 2-3 ngày mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu luôn trong tình trạng cao đột biến, khiến lượng lớn vi khuẩn sinh sản liên tục làm vết thương khó lành. Ở bàn chân sẽ từ từ lở loét, đau rát và có thể dẫn đến hoại tử.

An Noãn chính là ví dụ điển hình nhất, vết thương do làm nail của cô đã không bình phục mà còn lan rộng ra. Ngày qua ngày, bàn chân cô còn chịu nhiều áp lực từ công việc, không được nghỉ ngơi nên chỉ mới 1 tuần đã hoại tử. Đáng tiếc là cô lại chủ quan không đi khám sớm.

Cô gái 27 tuổi bị cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường, bác sĩ ngán ngẩm: 2 dấu hiệu ở bàn chân rõ như thế vẫn lười không đi viện sớm - Ảnh 4.

Vết thương lâu lành là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang suy yếu.

Các bác sĩ chia sẻ thêm, bạn cần kiểm tra bàn chân của mình thường ngày để phát hiện sớm những bất thường, dù không phải tiểu đường vẫn có thể là dấu hiệu bệnh khác. Những người đang bị tiểu đường cần phải chăm sóc bàn chân của mình như sau:

- Chú ý luôn giữ chân ấm, hàng ngày nên ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.

- Luôn giữ vệ sinh chân sạch sẽ, cắt móng ngắn.

- Từ ngoài về hãy thay giày, thay tất và giữ cho bàn chân khô ráo.

- Thường xuyên kiểm tra bàn chân có gì bất thường không, nếu có phải đi khám ngay không được chậm trễ.

Cô gái 27 tuổi bị cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường, bác sĩ ngán ngẩm: 2 dấu hiệu ở bàn chân rõ như thế vẫn lười không đi viện sớm - Ảnh 5.

Hãy kiểm tra tình trạng chân thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Những món ăn giúp hạ đường huyết nhanh

Kiểm soát đường huyết là mục tiêu quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, nếu tăng quá mạnh sẽ gây nhiều biến chứng không mong muốn. Bạn có thể sử dụng những thực phẩm sau để hạ đường huyết nhanh chóng, nâng cao sức khỏe:

- Các loại cá giàu omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu là những nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời. Chất này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.

- Rau xanh: Chúng chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng tiểu đường. Các loại rau như bắp cải, măng tây, súp lơ, bông cải xanh, rau bina… có chỉ số đường huyết thấp (GI) nên phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

- Trứng: Món này làm giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin và tăng mức cholesterol tốt (HDL) nên phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Chỉ 1 quả trứng cũng giúp bạn no trong nhiều giờ.

Cô gái 27 tuổi bị cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường, bác sĩ ngán ngẩm: 2 dấu hiệu ở bàn chân rõ như thế vẫn lười không đi viện sớm - Ảnh 6.

Ăn trứng giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện bệnh tự nhiên.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Chúng chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này giúp lượng đường trong máu ở mức ổn định hơn.

- Các loại trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi, chanh… có chứa 2 chất chống oxy hóa là hesperidin và naringin có khả năng chống lại biến chứng bệnh tiểu đường. Chính vì vậy hãy ăn hàng ngày.

Theo Bestchinanews, Healthline

Chia sẻ