Có 2 kiểu dùng nước rửa bát vô cùng độc hại: Là nguyên nhân khiến cả gia đình mắc đủ thứ bệnh, bao gồm cả ung thư

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Rửa bát là công việc tuyệt đối không được làm đại khái, vội vã vì nếu không làm đúng cách, nguy cơ gây độc cho cả gia đình là rất lớn.

Nếu so sánh với việc nấu cơm hay giặt đồ thì rửa bát được coi là công việc đơn giản hơn cả. Tuy đơn giản nhưng rửa bát là công việc tuyệt đối không được làm đại khái, vội vã vì nếu không làm đúng cách, nguy cơ gây độc cho cả gia đình là rất lớn.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội): Cũng như nước rửa tay, bột giặt quần áo... Nước rửa bát cũng là chất tẩy rửa. Nó giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn, bát đĩa bớt được mùi hôi, làm sạch dầu mỡ... Nhưng đồng thời nó cũng có thể gây bệnh cho gia đình nếu như bị sử dụng sai cách.

Có 2 kiểu dùng nước rửa bát vô cùng độc hại: Là nguyên nhân khiến cả gia đình mắc đủ thứ bệnh, bao gồm cả ung thư - Ảnh 1.

2 kiểu dùng nước rửa bát độc hại mà các gia đình đang mắc phải

1. Ngâm bát đĩa rất lâu trong nước rửa bát

Nhiều gia đình Việt có thói quen ngâm bát đĩa rất lâu trong nước rửa bát rồi mới xử lý. Tuy nhiên theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), đây thực sự là một thói quen nguy hiểm vì càng ngâm lâu, bát đĩa càng dễ bị ngấm hóa chất vào sâu trong các bề mặt.

Có 2 kiểu dùng nước rửa bát vô cùng độc hại: Là nguyên nhân khiến cả gia đình mắc đủ thứ bệnh, bao gồm cả ung thư - Ảnh 2.

Nhất là những chiếc đũa, thìa, bát bằng gỗ nếu ngâm lâu trong nước rửa bát thì hóa chất sẽ ngấm sâu vào từng thớ gỗ, không thể nào rửa sạch hết được. Sau đó chúng ta dùng để chế biến hay đựng thức ăn, vô tình khiến số hóa chất trong nước rửa bát đi vào cơ thể. Đó là chưa kể việc ngâm bát đĩa lâu có thể khiến vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Như vậy bát đĩa không những chẳng sạch, mà còn gây họa thêm cho sức khỏe của cả gia đình.

2. Dùng những loại nước rửa bát của thương hiệu lạ, kém chất lượng

Nhiều bà nội trợ nghe lời quảng cáo nên đã tìm mua những loại nước rửa bát của thương hiệu lạ, với niềm tin chúng sẽ sạch hơn, an toàn hơn và thậm chí là có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại rửa bát chưa được kiểm định của Bộ Y tế thực sự vô cùng nguy hiểm.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, các loại nước rửa bát được Bộ Y tế chấp nhận thường là những sản phẩm làm từ hữu cơ. Ngược lại, các loại nước rửa bát kém chất lượng thường được làm từ chất hóa học, có tạo đặc, tạo mùi, phẩm màu công nghiệp.

Có 2 kiểu dùng nước rửa bát vô cùng độc hại: Là nguyên nhân khiến cả gia đình mắc đủ thứ bệnh, bao gồm cả ung thư - Ảnh 3.

Sử dụng nước rửa bát kém chất lượng, vừa có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, vừa khiến da tay mỏng đi, lại vừa có thể gây hại cho phổi, hệ hô hấp và hệ thần kinh. Không những vậy, việc sử dụng nước rửa bát trôi nổi có chứa nhiều phẩm màu công nghiệp không có nguồn gốc rõ ràng, rất dễ khiến các gia đình bị ngộ độc.

Theo Nhóm Công tác Môi trường Mỹ, khi chọn xà phòng rửa bát, cần đảm bảo rằng chúng không chứa các chất khử trùng mạnh, chất tẩy trắng, triclosan... Nếu không thói quen này có thể gây ung thư. Khi dùng nước rửa bát, các bà nội trợ thấy da tay nhăn nheo, bong da, vàng da... thì nên bỏ ngay.

Vậy nên sử dụng nước rửa bát như thế nào để đảm bảo an toàn?

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, kể cả khi dùng nước rửa bát chất lượng tốt, nếu không giữ nguyên tắc rửa thật sạch thì vẫn sẽ đem lại nguy hiểm. Do đó, nên rửa bát thật sạch, qua nhiều nước để xà phòng trôi hết.

Có 2 kiểu dùng nước rửa bát vô cùng độc hại: Là nguyên nhân khiến cả gia đình mắc đủ thứ bệnh, bao gồm cả ung thư - Ảnh 4.

Với những loại cốc, đĩa, bát chỉ không chứa dầu mỡ thì chỉ nên dùng nước thường, hoặc có thể dùng chanh và muối để làm sạch chúng.

Bát đũa nên rửa luôn sau khi ăn xong, không nên ngâm trong xà phòng một thời gian dài. Các bà nội trợ, những người làm công việc rửa bát thuê ngoài quán ăn nên đi găng tay cao su mỏng khi rửa bát để bảo vệ da tay.

Chia sẻ