Clip: Vùng biển nhuộm đỏ máu trong mùa thảm sát cá voi kinh hoàng ở Đan Mạch

Hồng Nam (Tổng hợp),
Chia sẻ

Hình ảnh xác những con cá voi nằm la liệt trên bờ cùng nước biển nhuộm đỏ máu trên quần đảo Faroe, Đan Mạch khiến người xem không khỏi rùng mình.

Hơn 4 thế kỷ qua, các cư dân ở quần đảo Faroe, Đan Mạch vẫn tiếp tục duy trì truyền thống tổ chức lễ hội săn cá voi. Vào ngày 23/7/2015, lễ hội thảm sát cá voi hay còn có tên gọi là Grindadrap đã diễn ra tại quần đảo Faroe. Theo báo cáo có khoảng 250 con cá voi đã bị giết chết trên bãi biển Bour và Tórshavn, cả một vùng biển nhuốm đỏ bởi màu máu sau cuộc thảm sát kinh hoàng. 

Quần đảo Faroe là lãnh thổ tự trị của vương quốc Đan Mạch, nằm giữa biển Na Uy và Bắc Đại Tây Dương, cách Vương quốc Anh khoảng 320km về phía tây bắc. Tại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 800 con cá voi bị lùa vào bờ để giết lấy thịt, xương và mỡ. Thịt cá voi là một trong những loại thực phẩm chính trong trao đổi mua bán hàng ngày của người dân nơi đây.

Cuộc thảm sát đẫm máu

Vào mùa hè hàng năm, những cuộc thảm sát cá voi lại diễn ra bất chấp những phản ứng trái chiều của dư luận bởi nó được coi là một phần quan trọng trong văn hóa của người dân sống trên đảo. Những người đàn ông Faroe tham gia vào các vụ sát hại cá voi trong khi phụ nữ và có cả trẻ em đứng trên bờ để xem.

Những tàu cá và xuồng cao tốc từ quần đảo Faroe của Đan Mạch tiến ra biển để bao vây một đàn cá voi. Họ nhanh chóng lùa đàn cá vào bên trong hai bờ biển thuộc quần đảo Faroe. Khi những con cá voi bới tới bờ, những người trên bãi biển lao xuống để bắt chúng bằng dây thừng. Sao đó, họ kéo chúng tới sát bờ rồi đâm bằng dao và lao móc.

Mặc những con cá voi vùng vẫy, cuộc thảm sát vẫn diễn ra. Vùng nước ở gần bờ biển nhanh chóng biến thành một màu đỏ tươi. Xác cá voi nằm la liệt. Năm nào bờ biển Faroe cũng bị nhuốm đỏ máu của những sinh vật vô tội.

lùa vào biển
Sau khi lùa những con cá voi vào gần bờ biển...

cá voi
... người dân sẽ lao xuống nước biển, dùng dây thừng, dao và cây lao móc để giết chết những loài động vật vô tội.

bắt cá
Những con cá voi bất lực trong vòng vây săn bắt của con người.

đẫm máu
Những con cá voi bị giết chết nằm la liệt bên bờ biển, một góc biển đã nhuốm màu đỏ tươi của máu.

đẫm máu
Rất nhiều du khách trong đó có cả trẻ em chứng kiến cuộc thảm sát dã man này.

giết cá voi
Thịt cá voi chiếm 1/4 mức tiêu thụ thực phẩm hàng năm của đảo Faroe.

vùng biển
Sự việc này xảy ra hàng năm ở đảo Faroe và những người tham gia vào cuộc giết mổ quy mô lớn này chính là những thanh thiếu niên trẻ tuổi.

lễ trưởng thành
Họ muốn chứng minh rằng họ đã là những người lớn, những ngư dân trưởng thành sẵn sàng tiếp tục phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá trên hòn đảo này.

thảm sát kinh hoàng
Trời dần tắt nắng nhưng buổi săn bắt chưa kết thúc và xác cá vẫn nằm la liệt trên mặt biển.

Clip ghi lại cuộc thảm sát cá voi trong mùa lễ hội ở Đan Mạch.

Lễ hội văn hóa hay hủ tục man rợ?

Dù đánh bắt cá voi bị coi là bất hợp pháp ở các nước Liên minh châu Âu EU nhưng Đan Mạch vẫn cho phép hoạt động này diễn ra ở đảo Faroe. Với nhiều người, đây là một trong những ngày lễ "tàn bạo" nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vào mùa hội, các bãi biển ở khu vực diễn ra cuộc đi săn "đẫm máu", vẫn thu hút hàng ngàn khách du lịch và người dân địa phương tới chứng kiến.

Khi những hình ảnh và video ghi lại cuộc thảm sát cá voi dã man trong mùa lễ hội xuất hiện, dư luận đã lên tiếng chỉ trích đòi xóa bỏ ngày hội trong suốt hàng chục năm qua. Tổ chức quốc tế Whaling Commission (IWC) cũng đã ban hành lệnh cấm săn bắt cá voi vì mục đích thương mại kể từ năm 1986 và quần đảo Faroe cũng phải tuân thủ lệnh cấm.

Mặc dù vậy, bất chấp các điều luật, bỏ lại đằng sau những chỉ trích từ các nhà hoạt động bảo vệ động vật và dư luận các nước, người dân tại đảo Faroe vẫn duy trì thói quen giết cá voi hàng năm. Một số người cho rằng, đây là nét văn hóa đặc biệt của riêng đảo Faroe và không muốn xóa sổ lễ hội này. 

ám ảnh
Nhiều tổ chức bảo vệ động vật lên án nghi lễ giết cá voi ở quần đảo Faroe, song chính phủ Đan Mạch không thể can thiệp, bởi đây là một hoạt động truyền thống của ngư dân địa phương.



Chia sẻ