Chuyên gia gợi ý 4 việc đơn giản giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tránh các bệnh lây nhiễm khi giao mùa

BT,
Chia sẻ

Ngoài việc tiêm phòng, cha mẹ cũng nên ghi nhớ các cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng những việc làm đơn giản dưới đây để bảo vệ con tránh khỏi bệnh sởi nói riêng và các bệnh khác nói chung, nhất là khi thời tiết giao mùa như hiện nay.

Thời gian vừa qua, Bộ Y tế Mỹ (DOH) đã chính thức tuyên bố bùng phát bệnh sởi ở một số khu vực trong nước Mỹ. Theo báo cáo, có khoảng 12.700 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó có đến 203 trường hợp tử vong chỉ trong vòng một tháng. Đáng buồn thay, hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi là trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ. DOH báo cáo rằng đã có sự sụt giảm số lượng trẻ em được tiêm vắc xin sởi vì cha mẹ đã từ chối cho trẻ đi tiêm chủng.

Virus sởi rất dễ lây lan qua không khí, có nghĩa là nó có thể lây lan khi ai đó ho hoặc hắt hơi. Nếu cha mẹ và trẻ đều chưa được tiêm vắcxin sởi hoặc vắc xin kết hợp MMR (sởi - quai bị - rubella), thì gia đình bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vắc xin MMR an toàn và bảo vệ hiệu quả nhất đối với virus sởi. Tốt nhất, cha mẹ nên cùng với bác sĩ nhi khoa thảo luận về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đúng cách chống lại các bệnh này.

Tuy nhiên, ngoài việc tiêm phòng, cha mẹ cũng nên lưu ý các cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Dưới đây là một số việc cha mẹ cần ghi nhớ để giữ an toàn cho con của mình khỏi bệnh sởi nói riêng và các loại bệnh khác nói chung, theo gợi ý của các chuyên gia y tế:

1. Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách

download

Một người có virus gây bệnh có thể lây lan sang người khác thông qua những giọt nước bọt hoặc chất nhầy trong khi họ ho hoặc hắt hơi. Tay trẻ có thể tiếp xúc với những giọt truyền nhiễm này và virus sẽ đi vào cơ thể khi trẻ chạm tay lên mắt, mũi hoặc miệng. Sử dụng xà phòng để rửa tay là cách giúp hạn chế virus lây bệnh và trẻ nên làm điều này thường xuyên. Ngoài ra, chất khử trùng có ít nhất 60% cồn cũng có thể được sử dụng thay thế cho xà phòng trong trường hợp trẻ đang ở nơi công cộng, không có chỗ rửa tay.

2. Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nhanh nhất. Nếu 1 người mắc bệnh sởi, 9 trong số 10 người gần gũi với người đó cũng sẽ bị sởi. Không những thế, bệnh sởi còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tổn thương não, thậm chí gây tử vong. Song các chuyên gia cho biết vắcxin MMR có thể ngăn ngừa virus sởi nếu được tiêm trong vòng 72 giờ (ba ngày) sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Vì bệnh sởi là một bệnh lây nhiễm trong không khí, nên cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

khau trang N95 chong bui

Khẩu trang chống độc, bui N95 bảo vệ trẻ tốt hơn trước virus so với khẩu trang y tế thông thường.

Bác sĩ Jay Ron O. Padua, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khoa nhi đến từ Bệnh viện San Lazaro, Philippines khuyên nên sử dụng khẩu trang phòng độc N95 thay vì khẩu trang y tế thông thường. Ông nói: "Virus sởi quá nhỏ, đến nỗi nó có thể xuyên qua những khoảng không nhỏ trong khẩu trang y tế thông thường".

Ngoài ra, nếu gia đình có kế hoạch đi du lịch, cha mẹ hãy tìm hiểu xem địa phương đó có đang có dịch bệnh gì hay không. Nếu có một đợt bùng phát dịch, hãy thực hiện các bước cần thiết để củng cố miễn dịch của trẻ bằng cách tiêm chủng, hoặc thay đổi kế hoạch đi du lịch.

3. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của một người. Các nghiên cứu của Viện Sức Khoẻ Quốc Gia Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng ngủ đủ giấc sẽ giúp việc tiêm chủng phát huy tác dụng hơn và trẻ ngủ đủ giấc sẽ ít bị cảm lạnh sau khi tiếp xúc với virus hơn. Vì thế, cha mẹ hãy luôn đảm bảo trẻ ngủ đủ số giờ quy định theo từng lứa tuổi.

mien dich 2

4. Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cũng quan trọng không kém đối với việc tăng sức đề kháng cho trẻ. Hãy luôn chắc chắn rằng con bạn đang nhận được những dinh dưỡng hợp lý từ thực phẩm để giúp chúng khỏe mạnh hơn.

Cha mẹ cũng có thể bổ sung cho trẻ thêm sữa có chứa những chất như Lactum 3+ và Lactum 6+. Bên cạnh việc cung cấp vitamin A, C, E, kẽm và selen để giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường, Lactum 3+ và Lactum 6+ còn cung cấp thêm các chất dinh dưỡng quan trọng khác để giúp phát triển não và xương. Cha mẹ hãy cho trẻ uống một đến hai ly sữa mỗi ngày, kết hợp với ba bữa ăn cân bằng, để đảm bảo đáp ứng hầu hết nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Chia sẻ