Chuyên gia dạy lái xe chỉ ra "điểm chết" của các nữ tài xế thường gây tai nạn

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Phụ nữ đi giày cao gót lái xe, qua ngã ba ngã tư và lúc cua rẽ, nếu không đưa chân về phanh từ trước thì tai hoạ khôn lường.

Trao đổi với phóng viên, ông Tuấn Anh – giáo viên dạy lái xe thuộc Trung tâm dạy nghề Sao Bắc Việt (Hà Đông) chia sẻ, giày cao gót của phụ nữ được thiết kế dạng đinh đế cứng có độ cao 5cm trở lên. Khi lái xe điều khiển phanh ga rất chòng chành, khó giữ ổn định để điều tiết lực mũi bàn chân phải.

Chuyên gia dạy lái xe chỉ ra "điểm chết" của các nữ tài xế thường gây tai nạn - Ảnh 1.

Khi lái xe số tự động thì chân phải làm nhiệm vụ chính

Theo ông, trong kỹ thuật lái xe, chân phải có hai nhiệm vụ có tác dụng trái ngược nhau: điều khiển bàn đạp chân phanh và bàn đạp chân ga. Phanh có tác dụng giảm tốc độ và dừng xe, ga có tác dụng tăng tốc.

"Nếu đáng phanh mà lại ga thì vô cùng nguy hiểm, dễ thành xe điên. Đáng ga lại phanh cũng dễ gây ra va chạm từ phía sau tới. Khi điều khiển chính xác rồi còn yêu cầu phải điều tiết lực từ mũi bàn chân hợp lý, nếu không sẽ thành phanh gấp hoặc ga thốc lên", ông Tuấn Anh chia sẻ.

Giày cao gót là "thủ phạm" chính

Ông Tuấn Anh cho rằng, để lái xe an toàn, bắt buộc người lái trang bị cho mình một kỹ năng lái xe an toàn và chính xác. Khi lái xe phải sử dụng giày hoặc các loại dép có quai hậu, không nên sử dụng các loại dép lê, dép tông gây trơn trượt và lỏng chân.

"Đối với phụ nữ không được sử dụng giày cao gót đế nhọn, giày cao gót đế dày cứng. Vì chúng làm mất cảm giác phanh ga, khó điều tiết lực mũi bàn chân, gót chân chòng chành không có điểm tựa, dễ mất phương hướng và rất vướng víu, luống cuống ở khủy chân, đặc biệt chân phải".

Chuyên gia dạy lái xe chỉ ra "điểm chết" của các nữ tài xế thường gây tai nạn - Ảnh 2.

Mang giày cao gót là thói quen của nhiều phụ nữ khi đi làm, nhưng không thể đảm bảo độ an toàn khi điều khiển xe cơ giới

Chuyên gia cho biết thêm, giày cao gót của phụ nữ khi lái xe thường dễ bị nghiêng đổ. Đặc biệt với người mới lái xe, cũng giống như lúc đầu họ mới tập đi giày cao gót vậy, rất dễ bị trật chân, nghiêng đổ.

Ngoài ra, tài xế không mặc đồ chật gây gò bó cơ thể, không mặc các loại áo ấm quá dày, như áo phao, áo dạ,... Vì chúng tạo tư thế lái xe không thoải mái, gây vướng víu khi thực hiện các thao tác lái xe.

Bàn đạp chân phanh quan trọng như thế nào?

Khi lái xe trên đường, phải để vị trí gót chân luôn vuông góc hoặc thiên về phanh để khi có tình huống là xoay mũi chân về phanh ngay.

Gót chân luôn để về phía phanh sẵn sàng

Gót chân luôn để về phía phanh sẵn sàng

"Một số người để sai vị trí gót chân, khi gặp tình huống khẩn cấp hoặc cần giảm tốc độ dừng xe lại thường bị tăng ga ngoài ý muốn".

"Khi mình đi bộ nhấc gót thì chúi mũi chân xuống, nên khi lái xe để sai vị trí thường bị tăng tốc. Rất nhiều lái xe mới mắc lỗi này, nếu khi học giáo viên dạy lái không để ý chi tiết để nhắc nhở và sửa chữa.

Chân ga để sai

Chuyên gia dạy lái xe chỉ ra "điểm chết" của các nữ tài xế thường gây tai nạn - Ảnh 5.

Chân ga để đúng

Sẽ vô cùng nguy hiểm với lái xe mắc lỗi này, vì nếu đường vắng không sao, còn đường phố đông đúc thì chỉ nhầm chân là đầu xe đã vào chướng ngại vật phía trước, khiến lái xe càng hoảng loạn, càng dẫm căng chân, gây ra hiện tượng xe điên", ông Tuấn Anh phân tích.

Ông Tuấn Anh - giáo viên nhiều năm trong nghề dạy lái xe

Ông Tuấn Anh - giáo viên nhiều năm trong nghề dạy lái xe

3 yếu tố quan trọng

Lái xe có ba yếu tố rất quan trọng. Đó là quan sát, phán đoán, xử lý.

Trong quan sát có 3 giai đoạn: nhìn thấy, che khuất, đi qua. Trong phán đoán lúc nào người lái cũng phải phán đoán nguy hiểm, tuyệt đối không phán đoán an toàn.

Ví dụ: Đi qua ngã ba, ngã tư dù mình đang đi đèn xanh cũng phải nghĩ ra có người sẽ vượt đèn đỏ. Đi qua xe thồ nặng, người già, phụ nữ yếu phải nghĩ họ đổ ra đường, đi qua tầm nhìn khuất phải nghĩ có xe lao ra.

Ngoài ra còn có 3 yêu cầu phải đạt đó là: Cẩn thận, bình tĩnh và chính xác.

Trước đó, chiều 20/11, trao đổi với PV, cán bộ Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, bước đầu bà Vũ Thị Hồng Thái (SN 1971, ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) khai nhận điều khiển xe ô tô Mercedes GLC 250 mang BKS 30G-007.85 đến ngã tư Lê Văn Lương - Nguyễn Ngọc Vũ thì thấy có một số phương tiện phía trước xe nên định đạp chân phanh.

Chuyên gia dạy lái xe chỉ ra "điểm chết" của các nữ tài xế thường gây tai nạn - Ảnh 6.

Nữ tài xế khai nhận do đi giày cao gót nên dẫn đến vụ tai nạn

Chuyên gia dạy lái xe chỉ ra "điểm chết" của các nữ tài xế thường gây tai nạn - Ảnh 7.

Chiếc xe bị thiêu rụi sau vụ tai nạn

Chuyên gia dạy lái xe chỉ ra "điểm chết" của các nữ tài xế thường gây tai nạn - Ảnh 8.

Nhiều người chứng kiến vụ tai nạn

Theo bà Thái, do đi giày cao gót, mất bình tĩnh nên đạp nhầm chân ga làm ô tô tăng tốc, phi thẳng vào dòng phương tiện phía trước.

Chia sẻ