Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng

Thanh Hương ,
Chia sẻ

Đều là những trường top đầu của Việt Nam về đào tạo ngoại ngữ nên năm nào ULIS và HANU cũng khiến sĩ tử bối rối, không biết nên chọn lựa trường nào thì tốt hơn?

Những năm gần đây, ngoại ngữ là một trong những ngày ngành học hot nhất tại Việt Nam. Bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta, đem đến cơ hội việc làm lớn và mức thu nhập cao so với mặt bằng chung. Cũng vì vậy mà nhiều bạn trẻ đang truyền tai nhau một câu nói: "Giỏi một ngoại ngữ thì chẳng lo chết đói".

Tất nhiên, ngoài làm việc trong nước thì người giỏi ngoại ngữ còn có thể làm việc tại nước ngoài, mang đến nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hiện tại, Việt Nam có hai ngôi trường đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ, ở cả trình độ đại học và sau đại học; bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Đó là Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và Đại học Hà Nội (HANU). Hai ngôi trường này được xem là "ngang cơ" và đều có điểm chuẩn hàng năm cao ngất ngưởng. Để học những ngành hot như Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Trung, thí sinh phải thi được 9 điểm/môn trở lên mới có thể chắc suất thi đỗ.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 1.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 2.

Điểm chuẩn Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 3.

Điểm chuẩn Đại học Hà Nội năm 2020. Điểm môn ngoại ngữ các ngành đã nhân hệ số 2, trừ ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin chất lượng cao và Truyền thông Đa phương tiện.

Năm nay, cả ULIS và HANU đều chưa thông báo mức điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm thi Tốt nghiệp THPT. Về điểm sàn cụ thể như sau:

> Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Ả Rập bậc đại học hệ chính quy năm 2021 đối với học sinh phổ thông ở khu vực 3 là 26.00 điểm (thang điểm 40, môn Ngoại ngữ hệ số 2) cho tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 03 môn thi/bài thi; Điểm tối thiểu của mỗi môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn 1.0 điểm.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh CTĐT CLC, Ngôn ngữ Pháp CTĐT CLC, Ngôn ngữ Trung Quốc CTĐT CLC, Ngôn ngữ Đức CTĐT CLC, Ngôn ngữ Nhật Bản CTĐT CLC, Ngôn ngữ Hàn Quốc CTĐT CLC bậc đại học hệ chính quy năm 2021 đối với học sinh phổ thông ở khu vực 3 là 28.00 điểm (thang điểm 40, môn Ngoại ngữ hệ số 2) cho tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 03 môn thi/bài thi; Điểm tối thiểu của môn Ngoại ngữ là 4.0 điểm, điểm tối thiểu của mỗi môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn 1.0 điểm.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 4.

> Đại học Hà Nội

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường là tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Mức điểm sàn từ 16 điểm trở lên, theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số.

Đều là những trường top đầu của Việt Nam về đào tạo ngoại ngữ nên năm nào ULIS và HANU cũng khiến sĩ tử bối rối, không biết nên chọn lựa trường nào thì tốt hơn? Dưới đây, chúng tôi đưa ra loạt so sánh về cơ sở vật chất, các ngành đào tạo và chương trình giảng dạy, học phí, cơ hội việc làm và thu nhập sau khi ra trường để sĩ tử có cái nhìn rõ nét nhất.

Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)

- Địa chỉ: Số 2 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

ULIS là trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, trường có hai trường thành viên là Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ và trường Trung học Cơ sở Ngoại ngữ.

- Cơ sở vật chất: Từ năm 2018, trường đã lắp điều hòa miễn phí cho tất cả các phòng học, ngoài ra trang bị đầy đủ máy chiếu để phục vụ công tác giảng dạy. Trong khuôn viên trường cũng được lắp wifi miễn phí.

Ngoài ra nhà trường đầu tư các phòng máy đánh giá năng lực và phòng học chất lượng cao để phục vụ thi cử và giảng dạy. Các thiết bị dịch lưu động được bổ sung để ứng dụng vào các giờ học biên phiên dịch và các sự kiện của trường. Nếu muốn tìm kiếm tài liệu học tập thì thư viện của ULIS chính là điểm đến lý tưởng của sinh viên bởi chứa rất nhiều đầu sách.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 5.

Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cơ sở vật chất của Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Học phí năm học 2021-2022:

Trường đào tạo theo tín chỉ. Sinh viên theo học các ngành ngôn ngữ nước ngoài theo chương trình chuẩn sẽ học 129 tín chỉ trong 4 năm. Tính theo tháng, học phí dự kiến là 980.000 đồng một tháng, theo đúng quy định của Nhà nước.

Với chương trình chất lượng cao theo đề án riêng của trường, sinh viên phải học 152 tín chỉ. Học phí với các ngành ngôn ngữ chất lượng cao là 3,5 triệu đồng một tháng. Mức này không thay đổi trong toàn khóa học.

Có 3 mức học bổng dành cho sinh viên hệ đào tạo ngôn ngữ chất lượng cao là: 35, 38 và 40 triệu đồng/năm.

- Các chương trình đào tạo:

Theo thông tin từ website chính thức của ULIS, năm 2021 trường tuyển sinh 8 ngành ngôn ngữ, gồm: Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc (chương trình chất lượng cao) và Ả Rập, Nga (chương trình chuẩn).

Các chương trình đào tạo chuẩn ngành Sư phạm bao gồm: Sư phạm Anh, Sư phạm Trung Quốc, Sư phạm Nhật, Sư phạm Hàn Quốc. Chương trình đào tạo chính quy - liên kết quốc tế có: Kinh tế - Tài chính. Các chương trình đào tạo chuyển tiếp có: Khóa học Tiếng Hàn (1 năm, ĐH Koomin, Hàn Quốc), Khóa học Tiếng Trung (1 năm, ĐH ChaoYang, Đài Loan). Ngoài ra còn có chương trình đào tạo bằng kép.

Trong hai năm học đầu tiên, các môn học của 2 ngành Ngôn ngữ và Sư phạm đều hoàn toàn giống nhau. Kết thúc năm học thứ 2 sinh viên toàn trường bắt buộc phải tham gia kì thi Chuẩn đầu ra. Tất cả sinh viên phải đạt trình độ ngoại ngữ C1 theo khung tham chiếu châu Âu. Nếu không qua, sinh viên sẽ phải thi đến khi qua thì thôi. Nếu không đạt chuẩn đầu ra thì không được xét tốt nghiệp.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 8.

Từ năm thứ 3, sinh viên Sư phạm sẽ học phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, còn sinh viên Ngôn ngữ sẽ lựa chọn định hướng chuyên ngành để học gồm có: Phiên dịch, du lịch, kinh tế, quốc tế học (hoặc đất nước học), ngôn ngữ học ứng dụng, quản trị học... (tuỳ từng tiếng mà số lượng định hướng chuyên ngành có thể nhiều hoặc ít).

Sinh viên Sư phạm có thể đăng kí học các môn học của ngôn ngữ dưới hình thức môn học tự chọn tự do. Sinh viên ngôn ngữ muốn làm giáo viên thì phải đăng kí học một khóa nghiệp vụ sư phạm.

Bên cạnh đó, sinh viên ULIS còn có cơ hội học tập và lấy bằng nước ngoài. Hiện nhà trường đang hợp tác giảng dạy, nghiên cứu với nhiều trường đại học từ khắp các nước trên thế giới. Và sinh viên có thể tham gia các chương trình liên kết, bằng kép ngắn và dài hạn với các trường này. Ngoài ra, sinh viên có thể sở hữu hai bằng đại học chính quy với một bằng ngoại ngữ do ULIS cấp và một bằng khác do trường thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Theo đó ULIS tạo điều kiện cho sinh viên học thêm bằng đại học thứ 2 sau khi kết thúc năm thứ nhất. Yêu cầu để đăng kí học là phải đạt 2.5/4 điểm trung bình tích luỹ. Tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng đại học chính quy.

Được biết, tên tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội vốn là University of Languages and International Studies (ULIS - Đại học Ngôn ngữ và Nghiên cứu quốc tế). Cái tên này cũng phần nào phản ánh cách đào tạo có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học của trường. Chính vì vậy, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đi theo con đường nghiên cứu ngôn ngữ.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 9.

Một góc trường ULIS.

Từng có một thời gian nhiều thí sinh cho rằng, ULIS chỉ thiên về đào tạo sư phạm. Tuy nhiên điều này là không đúng và có thể thấy thông qua chỉ tiêu tuyển sinh của trường những năm gần đây, khi mà chỉ tiêu khoa Ngôn ngữ luôn cao hơn khoa Sư phạm, thậm chí cao gấp đôi. Tuy nhiên không thể phủ định một điều, đó là chất lượng đào tạo Sư phạm của trường rất tốt.

- Cơ hội việc làm và mức lương sau khi ra trường

Năm 2020, ULIS tổ chức khảo sát việc làm của cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2019. Khảo sát dành cho sinh viên khóa QH.2015 mới tốt nghiệp. Số cựu sinh viên được khảo sát là 758, trong đó có 652 sinh viên được khảo sát có phản hồi. Theo đó, có 576 em tức 88,3% đã có việc làm sau khi tốt nghiệp; 53 em đang học tiếp tại các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

Khảo sát cũng chia ra các nhóm ngành cụ thể. Ở ngành Ngôn ngữ, các tiếng có tỷ lệ tìm được việc làm sớm nhất và nhiều nhất là Hàn Quốc (98,04%), Trung (97,83%), Nhật (96,05%), Anh (95,29%).

Ở nhóm ngành Sư phạm, tỷ lệ việc làm có một số thay đổi, tất cả đều có tỷ lệ trên 90%. Ngành Sư phạm ở các tiếng Trung, Nhật có tỷ lệ việc làm thấp hơn so với ngành Ngôn ngữ. Đặc biệt, ngành Sư phạm Pháp, Nga có tỷ lệ số sinh viên tìm được việc làm rất cao, cụ thể là 100%. Sinh viên sau khi ra trường chủ yếu làm việc trong các công ty tư nhân.

Năm 2019, trong một cuộc giao lưu trực tuyến, đại diện nhà trường cho biết, mức lương sau khi ra trường của ULIS là từ 10-12 triệu đồng/tháng.

Đại học Hà Nội

- Địa chỉ: Km 9 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, quận Hà Đông.

- Cơ sở vật chất: Trường có hệ thống 20 phòng máy dạy-học ngoại ngữ; phòng dạy dịch ca-bin chuyên nghiệp; phòng dạy-học từ xa đạt tiêu chuẩn châu Âu; hàng chục phòng học đa năng (multimedia).

Trường còn cung cấp mạng quản lý điện tử nội bộ với trên 500 máy tính văn phòng. Thư viện của trường có trên 50.000 đầu sách, 2.000 băng, đĩa CD, hơn 200 máy tính nối mạng (hoạt động 16/24 giờ/ngày). Ngoài ra, trường cũng có hệ thống mạng không dây công nghệ mới phủ sóng toàn khuôn viên. Nhà ăn sạch sẽ, rộng rãi cũng là một điểm cộng của HANU.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 10.

Đại học Hà Nội.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 11.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 12.

Thư viện cực xịn của Đại học Hà Nội.

- Học phí năm học 2021-2022:

Các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập, khóa luận của các ngành đào tạo bằng tiếng Anh, các học phần đại cương giảng dạy bằng tiếng Anh, sinh viên phải nộp 650.000 đồng một tín chỉ. Các học phần còn lại trường thu 480.000 đồng một tín chỉ.

Với chương trình chất lượng cao, các học phần khối kiến thức ngành, chuyên ngành, thực tập, khóa luận tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Hàn Quốc thu 940.000 đồng một tín chỉ, ngành Ngôn ngữ Italy là 770.000 đồng một tín chỉ.

- Các chương trình đào tạo:

Năm học 2021-2022, trường Đại học Hà Nội tuyển sinh các ngành với chỉ tiêu cụ thể như sau:

(Bấm vào ảnh để xem rõ hơn)

Với các ngành ngôn ngữ, các sinh viên sẽ được học khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức theo nhóm ngành, khối kiến thức theo chuyên ngành. Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội học trao đổi hoặc chuyển tiếp tại nước ngoài. Chẳng hạn với ngành Ngôn ngữ Trung chất lượng cao, trong thời gian học, sinh viên được đi học trao đổi 1 kỳ hoặc 1 năm tại các trường đối tác của Trường Đại học Hà Nội tại Trung Quốc và Đài Loan.

Ngành Ngôn Anh cũng có chương trình trao đổi tự túc (1 kỳ, 1 năm học), có hỗ trợ học phí, với Đại học Portland State University (Hoa Kỳ) và các trường đại học tại Italy. Các ngành ngôn ngữ khác cũng nhiều cơ hội đi học trao đổi tại nước ngoài.

Sinh viên để được tốt nghiệp phải thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ được học, ngoài ra đạt trình độ Bậc 5 - bậc Cao cấp theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 15.

HANU là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 6 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đó là các ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, CNTT, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán dạy bằng tiếng Anh; ngành Khoa học máy tính dạy bằng tiếng Nhật v.v... Ngoài ra, Trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài.

Để so sánh giữa ULIS và HANU thì nếu cách đào tạo của ULIS có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học thì tại HANU tính ứng dụng cao hơn. Sinh viên ra trường có thể thích ứng tốt với nhiều yêu cầu nghề nghiệp.

- Cơ hội việc làm và mức lương ra trường

Theo khảo sát của Đại học Hà Nội năm 2019 đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2018, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 12 tháng đạt tỷ lệ 90,44%, trong đó, khối ngành ngôn ngữ đạt 76,6%, khối chuyên ngành đạt 93,05%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm chỉ chiếm 2,5%, còn lại là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và đầu tư học tiếp lên cao hơn.

Đại học Hà Nội: Thi 9 điểm/môn mới vào được trường nhưng vừa tốt nghiệp, sinh viên đã có mức lương "ngon"  - Ảnh 3.

Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đại học Hà Nội năm 2018.

Đại học Hà Nội: Thi 9 điểm/môn mới vào được trường nhưng vừa tốt nghiệp, sinh viên đã có mức lương "ngon"  - Ảnh 4.

Việc làm của sinh viên Trường Đại học Hà Nội tập trung ở khu vực có yếu tố nước ngoài chiếm 44,62%, tiếp đến là thuộc khu vực tư nhân chiếm 45,7%. Mức thu nhập bình quân của sinh viên sau khi tốt nghiệp là 10 - 13 triệu đồng/tháng, với cả hai khối ngành: Khối ngôn ngữ và khối các chuyên ngành dạy bằng ngoại ngữ.

Ngoài ra, nhiều sinh viên kiếm được việc làm ngay từ năm 3 đại học. Một số sinh viên cũng đi thực tập tại các công ty lớn từ năm 2 đại học và được nhận vào làm chính thức ngay sau khi tốt nghiệp.

> Tạm kết: Nhìn chung cả Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Hà Nội đều là những ngôi trường đầu ngành tại Việt Nam và có những thế mạnh riêng của mình. Ngoài ra, sinh viên của 2 trường đều vô cùng năng động, nhiệt huyết - bởi đây thường là phẩm chất của những người theo học ngoại ngữ, nghiên cứu về văn hóa của một đất nước khác.

Trong những năm sắp tới, cả ULIS và HANU có lẽ sẽ còn tiếp tục được đặt lên bàn cân để so tài cao thấp. Lựa chọn theo học trường nào là tùy theo định hướng và sở thích của các thí sinh. Tuy nhiên có một điều mà mọi thế hệ sinh viên cần phải nhớ: Đó là với người học ngôn ngữ, ngoài việc học trên lớp thì việc tự học, tinh thần học tập chăm chỉ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đỗ vào một ngôi trường danh tiếng mà lại chểnh mảng việc học tập, không tự rèn luyện kiến thức thì cũng khó lòng đạt thành tích tốt.

Chọn Đại học Hà Nội (HANU) hay Đại học Ngoại ngữ Quốc gia (ULIS) để học tiếng: Xem bảng so sánh sau để có lựa chọn đúng - Ảnh 18.

Chia sẻ