Chỉ 1 mũi tiêm ngừa tránh được vô số phiền toái suốt thai kỳ!

Quang Vũ,
Chia sẻ

Mắc thuỷ đậu trong thời gian thai kỳ là “nỗi sợ kinh hoàng” của các mẹ bầu khi dung nhan xấu xí, cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon lại không được uống thuốc. Tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu trước khi mang thai 3 tháng chính là một trong những bí quyết khoa học giúp các mẹ bầu vui khoẻ trong lúc chờ đón con chào đời.

Quên gì chứ đừng quên tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu!

Chỉ 1 mũi tiêm ngừa tránh được vô số phiền toái suốt thai kỳ! - Ảnh 1.

Đừng bỏ quên thuỷ đậu trong danh sách tiêm phòng trước khi mang thai (Hình minh hoạ).

Để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”, bạn gái có kế hoạch sinh con nên tìm đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, tiêm vắc-xin phòng một số căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé vào khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Thông thường, nhiều chị em đã lên danh sách tiêm phòng các bệnh như Rubella, viên gan B, cúm,… nhưng lại bỏ qua thủy đậu. Ít ai ngờ rằng thuỷ đậu cũng là mối hiểm hoạ ảnh hưởng không chỉ đến vẻ ngoài mà còn đe dọa sức khỏe lâu dài của cả mẹ và thai nhi.

Không riêng gì các chị em phụ nữ, nhiều người còn khá chủ quan trước bệnh thuỷ đậu vì nghĩ đây là bệnh lành tính tự đến, tự đi nên không có động thái phòng ngừa từ trước. Căn bệnh “không mời mà đến” này có thể ập đến bất kì ai, không kể độ tuổi, giới tính, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 9 tuổi và phụ nữ mang thai.

Nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần cách ly người bệnh sẽ không bị lây nhiễm thuỷ đậu. Thực tế, vi rút thuỷ đậu dễ dàng lây lan trong không khí và đặc biệt là có khả năng lây ngay trong thời gian ủ bệnh, khi mà bản thân người nhiễm vi rút cũng chưa biết mình đã mắc bệnh. Dù đã từng nhiễm thuỷ đậu nhưng các chị em cũng không nên lơ là nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ bị tái nhiễm. Thủy đậu có thể quay lại “tấn công” bạn bất cứ lúc nào nhất là trong giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu.

Biến chứng thuỷ đậu – hại mẹ, nguy con

Thật khó để trở thành mẹ bầu hiện đại vừa xinh đẹp vừa khoẻ mạnh nếu gặp phải “vị khách không mời” thuỷ đậu. Nhiều biến chứng nguy hiểm của thuỷ đậu chực chờ đe doạ sức khoẻ, tinh thần của các mẹ bầu và cả gia đình. Mụn nước xuất hiện khắp cơ thể và trong khoang miệng gây đau nhức, hạn chế khả năng hoạt động và ăn uống. Lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho cơ thể mẹ và bé vì thế cũng bị giảm sút rõ rệt. Nếu không chăm sóc đúng cách, trên da sẽ để lại các vết sẹo lõm gây mất thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn, khi mang thai ở 3 tháng đầu thai kì, vi rút thuỷ đậu có thể gây sảy thai hoặc gây viêm phổi do thuỷ đậu.

Chỉ 1 mũi tiêm ngừa tránh được vô số phiền toái suốt thai kỳ! - Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai bị thuỷ đậu có khả năng gây ra thuỷ đậu sơ sinh cho trẻ với tỷ lệ tử vong gần 30% (Hình minh hoạ).

Thuỷ đậu còn đe doạ trực tiếp sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của thai nhi. Các mẹ nhiễm thuỷ đậu khi mang thai dưới 20 tuần, sẽ có khoảng 2% trẻ khi sinh ra bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh như sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần... Phụ nữ mang thai bị thủy đậu 4 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh, có khả năng gây ra thủy đậu sơ sinh cho trẻ với tỷ lệ tử vong gần 30%.

Nhiễm thuỷ đậu trong thời gian mang thai không còn là câu chuyện đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh hưởng đến vẻ ngoài chỉ là chuyện nhỏ nhưng đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của mẹ và bé mới thật sự là vấn đề đáng lo ngại. Tiêm ngừa thủy đậu là cách mẹ bầu hiện đại chặn đứng hệ luỵ thuỷ đậu chen ngang “phá bĩnh” những khoảnh khắc hạnh phúc trong thời gian chờ đón “thiên thần nhỏ” chào đời.

Chị em cần tiêm ngừa thủy đậu 3 tháng trước khi bắt đầu thai kỳ. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng nên tiêm ngừa thủy đậu, đề phòng trường hợp lây nhiễm chéo. Tiêm 1 mũi cho trẻ từ đủ 12 tháng tuổi trở lên và 2 mũi tiêm đối với người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên. Vắc xin ngừa thủy đậu không được sử dụng ở phụ nữ đang mang thai. Hiện nay vắc xin ngừa thủy đậu đã có mặt tại hầu hết các cơ sở y tế công lẫn tư trên cả nước. Gọi ngay tổng đài 1800 54 54 59 hoặc truy cập fanpage https://www.facebook.com/chandungheluytuthuydau/ để được tư vấn miễn phí về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa.

*Đây là bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội y học dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi VPĐD MSD vì mục đích giáo dục.


Chia sẻ